Dịch vụ ngân hàng: Cuộc đua nội, ngoại

Dịch vụ ngân hàng: Cuộc đua nội, ngoại

Hoạt động của các ngân hàng nước ngồi tại nước ta ngày càng mở rộng đang tạo sức ép cạnh tranh lớn cho các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước trong lĩnh vực dịch vụ. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dịch vụ trở thành vấn đề sống còn trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, các NHTM trong nước đang gặp không ít thách thức khi thực hiện mục tiêu chiến lược này.

Nội: Bước tiến dài

Những năm gần đây các NHTM ở nước ta đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng. Nếu như năm 1994 các dịch vụ ngân hàng còn đơn sơ, phân tán và thủ công thì đến nay đều nối mạng, hạch toán tập trung. Hầu hết các ngân hàng đã tiến hành giao dịch một cửa, khách hàng gửi tiền một nơi có thể rút nhiều nơi trên phạm vi cả nước thông qua mạng lưới giao dịch.

Nhờ đổi mới công nghệ, không ít ngân hàng như DongABank, VCB, ACB... triển khai mạnh mẽ dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ ATM cung cấp những tiện ích về rút tiền, chuyển khoản, thanh toán dịch vụ, cho vay qua thẻ, thu đổi ngoại tệ... Đặc biệt, cơ cấu kinh doanh và phòng ngừa rủi ro của hệ thống NHTM so với 15 năm trước đây đã tiến bộ rõ nét.

Thế mạnh của các NH trong nước hiện nay chỉ là huy động và cho vay. ẢNh: A. Thư

Thế mạnh của các NH trong nước hiện nay chỉ là huy động và cho vay. ẢNh: A. Thư

“Trước đây, hoạt động đầu tư tín dụng của các NHTM chiếm từ 85-90%/tổng doanh thu, 10-15% còn lại từ hoạt động thu phí dịch vụ. Hiện nay cơ cấu này đã dần thay đổi theo hướng 60-65% từ hoạt động tín dụng và 35-40% từ dịch vụ. Đây là tín hiệu tốt cho thấy lộ trình phát triển dịch vụ ngân hàng của các NHTM nội địa sẽ tăng tốc mạnh trong thời gian tới” - TS. Trần Hồng Ngân, phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM, nhận định.

Những năm qua công nghệ ngân hàng đã có sự phát triển rất nhanh. Nếu trước đây trong khâu thanh toán phải mất 1 tuần đến 10 ngày thì nay thời gian thanh toán chỉ tính bằng phút. Đặc biệt, các ngân hàng thành lập sau như LienVietBank, TienPhongBank, SHB... với năng lực tài chính lớn và rút được kinh nghiệm từ các ngân hàng đi trước, đã “đi tắt đón đầu” trong đầu tư công nghệ và phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại. Nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng 2-3 năm nữa các dịch vụ ngân hàng Việt Nam có thể tiếp cận tiêu chuẩn dịch vụ ngân hàng quốc tế.

Ngoại: Thế mạnh kinh nghiệm

Theo ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học Ngân hàng Nhà nước, việc triển khai đầu tư công nghệ đang được đẩy mạnh trong ngành ngân hàng, nhưng không phải ngân hàng nội địa nào cũng đủ quyết tâm, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính để thực hiện, nhất là đối với ngân hàng nhỏ. Hơn nữa, việc đầu tư công nghệ với chi phí đầu tư cao, nhưng chính sách định hướng trong lĩnh vực này còn thiếu dẫn đến việc ứng dụng công nghệ không đồng đều, thiếu liên kết, tạo sự phân cấp rõ ràng. Nhiều ngân hàng có nền tảng công nghệ tốt đã đưa ra nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng, nhưng cũng không ít ngân hàng do yếu kém công nghệ nên sản phẩm dịch vụ không đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

“Hiện nay các NHTM trong nước đã biết khai thác những dịch vụ phái sinh dựa trên những nghiệp vụ ngân hàng chính yếu. Dịch vụ ngân hàng có thể giống nhau về số lượng nhưng khác nhau về chất lượng. Bởi lẽ mỗi ngân hàng có cách chào bán sản phẩm khác nhau với giá cả khác nhau. Chính điều này tạo nên cuộc đua sôi động mà người hưởng lợi là khách hàng”.

Ông Vũ Huy Toản, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM

Thực tế nhiều NHTM nội địa đã nỗ lực rất lớn trong việc phát triển các dịch vụ tài trợ thương mại như bao thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ quản lý dòng tiền và các sản phẩm công cụ phái sinh, bước đầu đã có kết quả tích cực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta vẫn chưa có thói quen quan tâm sử dụng các dịch vụ này.

Hiện nay khoảng 30/49 NHTM trong nước đã có dịch vụ Internet Banking, Home Banking, SMS Banking, Mobile Banking, ví điện tử... nhưng chưa thu hút nhiều khách hàng tham gia. Trong khi ở nước ngoài các dịch vụ này rất phổ biến đối với người dân. Theo ông Hùng, ngồi lý do ngân hàng chưa tạo dựng được thương hiệu, chất lượng dịch vụ thấp, tính tiện ích chưa cao, còn có lý do khách quan từ nền kinh tế chưa đủ độ lớn, vẫn nặng thanh tốn bằng tiền mặt, đã hạn chế sự phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Đối tượng sử dụng thẻ thanh tốn thường xuyên, chủ yếu vẫn là người làm việc trong lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, du lịch. Bên cạnh, do thói quen và thu nhập không được công khai, minh bạch nên các dịch vụ ký gửi vàng, cho thuê két sắt, quản lý tài sản hộ cho gia đình... ở nước ta cũng chưa có điều kiện phát triển như nhiều nước khác.

Hiện nay các ngân hàng ngoại ở nước ta không chỉ hoạt động bán buôn, cung cấp sản phẩm dịch vụ cho các ngân hàng (bank to bank) mà đã nhảy vào lĩnh vực trụ cột trong hoạt động ngân hàng hiện đại là dịch vụ ngân hàng bán lẻ thông qua các dịch vụ tài khoản thanh toán, thẻ ATM, cho vay tiêu dùng. Lãi suất cho vay ở các ngân hàng như HSBC, ANZ, Standard Chartered Bank có cao hơn các ngân hàng nội địa, nhưng thay vào đó chất lượng dịch vụ và lãi suất tiền gửi thanh tốn khá cao. Điều này đã thu hút người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, nhiều ngân hàng ngoại đã không giấu tham vọng nhắm đến khách hàng tiềm năng là khu vực doanh nghiệp nội địa.

Thời gian gần đây, những dịch vụ tiền tệ ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng như chiết khấu, tái chiết khấu... bắt đầu phát triển. Đến nay, một số ngân hàng như ACB, Eximbank, Sacombank... đã tham gia mạnh, cộng với việc nước ta gia nhập WTO, quyền huy động tiền đồng của ngân hàng nước ngoài được tăng lên. Chính vì thế hoạt động trên thị trường ngân hàng không còn đơn thuần bán, đơn thuần mua, mà có cả 2 chiều đã làm thị trường liên ngân hàng sôi động hơn.

Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng dịch vụ này chỉ mới dừng lại ở việc tín dụng ngân hàng, chưa có nhiều công cụ chiết khấu, tái chiết khấu hoặc chuyển nhượng giấy tờ có giá. Trong khi đó, loại dịch vụ này ở nhiều nước cũng mang lại những lợi nhuận rất lớn và là mảng kinh doanh chính cho các NHTM.

Nâng chất sản phẩm dịch vụ

Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng là vấn đề sống còn trong cạnh tranh của các ngân hàng. Để làm được điều này, theo các chuyên gia, ngoài việc đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, vấn đề nóng của các ngân hàng hiện nay là con người. Một tổng giám đốc ngân hàng thừa nhận, để triển khai một dịch vụ mới buộc phải đào tạo lại nhân viên. Nhưng khi triển khai dịch vụ đó lại nảy sinh việc đào tạo người để giám sát họ. Thực tế không ít hệ thống giám sát nội bộ của ngân hàng bất lực trước dịch vụ mới nên gây ra rủi ro lớn. Chính vì vậy, nhiều NHTM cho rằng phải rất cẩn trọng trong việc phát triển dịch vụ tài chính mới.

Theo TS. Sử Đình Thành, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, để khắc phục những hạn chế trong phát triển dịch vụ ngân hàng, cần thực hiện hàng loạt giải pháp. Cụ thể, phải nâng cao tiềm lực tài chính và sức cạnh tranh của các NHTM. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên giúp các NHTM phát triển các chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng trong các lĩnh vực dịch vụ mới dưới hình thức công ty cổ phần, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện... nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm dịch vụ.

“Đối với các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, ngân hàng nội địa  đang bị chi phối, đối đầu cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng ngoại. Các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có thế mạnh về kinh nghiệm kinh doanh ở nhiều nước, có mạng lưới hoạt động toàn cầu, dễ dàng cung cấp các sản phẩm tài chính quốc tế một cách nhanh chóng và tiện lợi”.

Ông Trần Hoài Nam, Phó Tổng giám đốc VIBBank

 Ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB, cho rằng: “Quá trình phát triển và hồn thiện dịch vụ ngân hàng phải được thực hiện từng bước, vững chắc nhưng phải có bước đột phá để tạo điều kiện phát triển nhanh trên cơ sở giữ vững thị phần đã có và mở rộng thị trường. Trong đó, đa dạng hóa sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng. Đòi hỏi ngân hàng phải tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh. Ngoài ra, các ngân hàng phải đa dạng hóa các kênh phân phối để thực hiện phân phối sản phẩm có hiệu quả...” .

Có thể thấy, việc giành lấy thị phần trên thị trường cùng với các ngân hàng ngoại, một mặt làm tăng mức độ cạnh tranh, mặt khác tạo điều kiện và động lực để các ngân hàng nội địa phải học hỏi, tự đổi mới. Điều này cũng tạo ra cơ hội để các ngân hàng nội địa hợp tác, cùng phát triển nhằm đuổi bắt các ngân hàng ngoại lâu đời có thế mạnh công nghệ, nhân lực, kỹ năng kinh doanh...

Mai Thảo (Theo ĐTTC)

Tin cùng chuyên mục