Điện ảnh châu Phi đang trở lại

Cuối tuần tới, bộ phim “A Screaming Man” (tạm dịch “Người la hét”) của đạo diễn Mahamat-Saleh Haroun, người CH Chad, sẽ cùng 18 bộ phim được lựa chọn khác cùng đua tranh đoạt Cành cọ vàng. Bộ phim đánh dấu sự trở lại của điện ảnh châu Phi sau 13 năm vắng bóng tại LHP Cannes.
Điện ảnh châu Phi đang trở lại

Cuối tuần tới, bộ phim “A Screaming Man” (tạm dịch “Người la hét”) của đạo diễn Mahamat-Saleh Haroun, người CH Chad, sẽ cùng 18 bộ phim được lựa chọn khác cùng đua tranh đoạt Cành cọ vàng. Bộ phim đánh dấu sự trở lại của điện ảnh châu Phi sau 13 năm vắng bóng tại LHP Cannes.

Trong khi hầu hết các rạp chiếu phim ở châu lục này đóng cửa thì các tác phẩm điện ảnh của các nhà sản xuất tại khu vực lại đang vượt qua Hollywood để chiếm lĩnh thị trường Lục địa Đen. Tốc độ đóng cửa các rạp chiếu phi tại đây trung bình là 1 rạp/tháng, và thay vào đó là các nhà kho, câu lạc bộ.
 
Nguyên nhân dẫn đến sự đóng cửa ồ ạt này là do giá vé đến rạp quá cao so với mức sống của người dân châu Phi và sự xuất hiện như nấm sau mưa của DVD lậu giá rẻ. Người dân ở đây có thể mua DVD giá rẻ ở bất kỳ góc phố nào tại bất kỳ quốc gia nào ở châu Phi.

Số rạp chiếu phim tại châu Phi còn đang hoạt động chỉ là 50 rạp, tập trung ở Nam Phi và Kenya và số ít còn lại ở Nigeria.

Tại Bờ Biển Ngà, nơi được coi là giao thoa văn hóa ở phía Tây châu Phi, điện ảnh cũng đang chết dần, chết mòn. Còn tại Senegal, quê hương của một số nhà làm phim tên tuổi như Ousmane Sembene thì không còn thấy bóng dáng của bất kỳ rạp chiếu phim nào!

Tuy nhiên, cuộc cách mạng điện ảnh của châu Phi đã đến từ Nigeria khi các nhà làm phim nước này sản xuất các bộ phim có chi phí thấp với những chiếc máy quay kỹ thuật số thay vì dùng phim 35mm đắt tiền.

Ngành công nghiệp phim ảnh của Nigeria hay còn gọi là Nollywood trong những năm gần đây đã vượt Hollywood về số lượng phim sản xuất và chỉ đứng thứ 2 sau Bollywood của Ấn Độ.

Theo một nghiên cứu của UNESCO được công bố năm 2009 - trong năm 2006, Nigeria đã cho ra đời 872 tác phẩm điện ảnh trong khi con số này tại Mỹ chỉ là 485. Các nhà làm phim cho biết, camera kỹ thuật số chính là nhân tố quan trọng thúc đẩy việc sản xuất phim tại châu Phi.

Đạo diễn, nhà sản xuất Nigeria, Teco Benson cho hay, Nollywood đã giành lại hoàn toàn thị phần ở châu Phi từ Hollywood. Đạo diễn này cũng cho rằng Nollywood thật sự là một siêu cường mới trong ngành công nghiệp phim ảnh.

Những bộ phim do châu Phi sản xuất chiếm lĩnh hầu hết thị phần phim ảnh của châu lục này.

Những bộ phim do châu Phi sản xuất chiếm lĩnh hầu hết thị phần phim ảnh của châu lục này.

Và thực tế đã chứng thực nhận định của Benson khi người dân ở khắp châu Phi giờ xem phim của Nollywood nhiều hơn Hollywood. Nội dung các bộ phim của Nollywood hầu hết xoay quanh hoặc đề cập đến mặt trái tồn tại trong xã hội: tham nhũng, buôn người, buôn ma túy, mê tín dị đoan…

Nollywood đến được với đông đảo công chúng đó là nhờ đài truyền hình trả tiền MultiChoice của Nam Phi. Đài này có 4 kênh với nội dung dành riêng cho châu Phi, đa phần các chương trình do Nigeria sản xuất và được phát sóng 24/24 giờ. Hai trong số các kênh trên được phát với 2 ngôn ngữ chính của Nigeria là Yoruba và Hausa.

Còn ở Trung Phi, các bộ phim của Nollywood được dịch sang cả tiếng Pháp để phục vụ cho các nước là thuộc địa Pháp trước đây như Cameroon và Gabon. “Hội chứng” Nollywood còn được thấy rõ hơn nữa ở Sierra Leone, khi Nollywood đang dần bóp chết ngành công nghiệp sản xuất phim của địa phương.

Thomas Jones, một nhà viết kịch bản cho một đài phát thanh ở Sierra Leone cho biết: “Nollywood đang cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp phim ảnh Sierra Leone khi mà những người cùng thời với tôi chỉ xem những tác phẩm điện ảnh từ Nigeria”.

Nam Phi cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp giải trí này. Bộ phim khoa học giả tưởng “Quận 9” (District 9) của đạo diễn Neill Blomkamp được đề cử giải Oscar vừa qua là minh chứng cho sự trở lại của điện ảnh châu Phi.

ĐỖ VĂN

Tin cùng chuyên mục