Thông qua công tác trao đổi kinh nghiệm quản lý Nhà nước, xác định tiềm năng, thế mạnh, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của mỗi địa phương, Sở Công thương TPHCM phối hợp với sở công thương các tỉnh thành triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) liên kết đầu tư phát triển sản xuất, phát triển hạ tầng thương mại, tiêu thụ hàng hóa. Từ đó, các DN TPHCM, đặc biệt là các DN tham gia chương trình bình ổn thị trường (BOTT) đã an tâm đầu tư, liên kết phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư nhà máy, mở rộng chuồng trại, ứng vốn cho nông dân trồng trọt, chăn nuôi; liên kết hỗ trợ các hợp tác xã nuôi trồng; đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối.
Tính đến nay, các DN tham gia chương trình BOTT của TPHCM đã đầu tư 38 nhà máy, cơ sở sản xuất; 54 trang trại, cụm trang trại nuôi trồng… với tổng vốn đầu tư trên 27.428 tỷ đồng. Thông qua liên kết đầu tư, phát triển sản xuất tại các tỉnh thành, đã giúp các DN TPHCM chủ động trong công tác tạo nguồn nguyên liệu, hàng hóa, kiểm soát chất luợng, ổn định giá cả thị trường.
Nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác ngày càng thiết thực giữa DN TPHCM và các tỉnh thành, TPHCM đã triển khai nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích, hỗ trợ các DN phát triển hệ thống phân phối, mở rộng thị trường bán lẻ, thúc đẩy phát triển kênh phân phối hiện đại.
Đến nay, các DN phân phối như Saigon Co.op, Citimart, Fahasa, BigC, Nguyễn Kim… đã đầu tư 13 trung tâm thương mại, 269 siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên ngành và hơn 500 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đại lý, tổng đại lý tại các tỉnh thành trên cả nước. Bên cạnh đó, một số DN như Vinamilk, NutiFood, Vissan, Cầu Tre, Vĩnh Tiến, Minh Tiến… đã tích cực phát triển mạng lưới đại lý tại khắp các tỉnh thành trên cả nước; một số DN sản xuất thực phẩm tươi sống như San Hà, Phạm Tôn, Ba Huân đã thiết lập mạng lưới phân phối và cung ứng cho thị trường phía Bắc.
Việc phát triển mạng lưới phân phối tại các tỉnh thành trong thời gian qua đã giúp DN TPHCM và các tỉnh thành hợp tác hiệu quả; đẩy mạnh gắn kết từ khâu thu mua, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết lao động đến việc thực hiện nhiệm vụ BOTT tại địa phương.
Bên cạnh kết quả đạt được, Sở Công thương TPHCM cũng nhận định, công tác kết nối, hình thành chuỗi liên kết sản xuất - phân phối đến nay vẫn còn gặp khó khăn, thách thức khi nhiều sản phẩm có thế mạnh và tiềm năng của các địa phương do DN nhỏ và vừa, hộ gia đình sản xuất thủ công chưa đảm bảo tiêu chí, quy chuẩn mẫu mã, bao bì sản phẩm và chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm để đáp ứng yêu cầu, điều kiện tham gia cung ứng vào hệ thống phân phối hiện đại. Mặt khác, các đơn vị cũng chưa có điều kiện tiếp cận được quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn tiếp nhận hàng hóa tại các hệ thống phân phối trên địa bàn TPHCM. Hiện Sở Công thương TP đang làm việc với các hệ thống phân phối để soạn thảo, công khai quy trình chào hàng tới các DN nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác kết nối cung cầu, tạo điều kiện cho DN nhỏ và vừa phát triển.
Tính đến nay, các DN tham gia chương trình BOTT của TPHCM đã đầu tư 38 nhà máy, cơ sở sản xuất; 54 trang trại, cụm trang trại nuôi trồng… với tổng vốn đầu tư trên 27.428 tỷ đồng. Thông qua liên kết đầu tư, phát triển sản xuất tại các tỉnh thành, đã giúp các DN TPHCM chủ động trong công tác tạo nguồn nguyên liệu, hàng hóa, kiểm soát chất luợng, ổn định giá cả thị trường.
Nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác ngày càng thiết thực giữa DN TPHCM và các tỉnh thành, TPHCM đã triển khai nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích, hỗ trợ các DN phát triển hệ thống phân phối, mở rộng thị trường bán lẻ, thúc đẩy phát triển kênh phân phối hiện đại.
Đến nay, các DN phân phối như Saigon Co.op, Citimart, Fahasa, BigC, Nguyễn Kim… đã đầu tư 13 trung tâm thương mại, 269 siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên ngành và hơn 500 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đại lý, tổng đại lý tại các tỉnh thành trên cả nước. Bên cạnh đó, một số DN như Vinamilk, NutiFood, Vissan, Cầu Tre, Vĩnh Tiến, Minh Tiến… đã tích cực phát triển mạng lưới đại lý tại khắp các tỉnh thành trên cả nước; một số DN sản xuất thực phẩm tươi sống như San Hà, Phạm Tôn, Ba Huân đã thiết lập mạng lưới phân phối và cung ứng cho thị trường phía Bắc.
Việc phát triển mạng lưới phân phối tại các tỉnh thành trong thời gian qua đã giúp DN TPHCM và các tỉnh thành hợp tác hiệu quả; đẩy mạnh gắn kết từ khâu thu mua, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết lao động đến việc thực hiện nhiệm vụ BOTT tại địa phương.
Bên cạnh kết quả đạt được, Sở Công thương TPHCM cũng nhận định, công tác kết nối, hình thành chuỗi liên kết sản xuất - phân phối đến nay vẫn còn gặp khó khăn, thách thức khi nhiều sản phẩm có thế mạnh và tiềm năng của các địa phương do DN nhỏ và vừa, hộ gia đình sản xuất thủ công chưa đảm bảo tiêu chí, quy chuẩn mẫu mã, bao bì sản phẩm và chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm để đáp ứng yêu cầu, điều kiện tham gia cung ứng vào hệ thống phân phối hiện đại. Mặt khác, các đơn vị cũng chưa có điều kiện tiếp cận được quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn tiếp nhận hàng hóa tại các hệ thống phân phối trên địa bàn TPHCM. Hiện Sở Công thương TP đang làm việc với các hệ thống phân phối để soạn thảo, công khai quy trình chào hàng tới các DN nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác kết nối cung cầu, tạo điều kiện cho DN nhỏ và vừa phát triển.