° Phóng viên: Thưa Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn, sắp tới đây Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm cấp nhà nước Liên bang Nga, đánh dấu một chặng đường mới trong quan hệ hai nước. Đại sứ có thể cho bạn đọc Báo SGGP biết về vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Nga?
° Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn: Kế thừa nền tảng sức mạnh của Liên bang Xô Viết thời chiến tranh Lạnh và được định hướng bởi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mềm dẻo nhưng kiên quyết - dưới thời Tổng thống Putin, nước Nga ngày nay đang dần trở lại vị thế cường quốc được khẳng định trong thế giới mới.
Mặc dù Mỹ và phương Tây vẫn duy trì bao vây cấm vận kinh tế và không ngừng gây áp lực bằng hoạt động mở rộng NATO về phía Đông nhằm thu hẹp không gian an ninh chiến lược của Nga, nhưng thực tế 4 năm qua đã cho thấy, nước Nga vẫn đứng vững: Tình hình chính trị xã hội ổn định; nền kinh tế đã vượt qua những khó khăn và lấy được đà tăng trưởng trở lại (tăng trưởng trong 6 tháng đầu 2017, từ 1% - 2%); nội lực và tiềm năng to lớn của nước Nga được kích hoạt và phát huy tác dụng; uy tín của Tổng thống Putin lên cao; trong quan hệ quốc tế, Nga vẫn chiếm vị trí ảnh hưởng quan trọng và vẫn làm chủ “sân chơi” tại Trung Đông, khu vực Á - Âu và tại những điểm nóng trên thế giới.
Trong Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga (được phê duyệt theo Sắc lệnh của Tổng thống V.Putin, tháng 11-2016), Nga luôn coi mình là một thành phần không thể tách rời của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bởi vậy, Nga tích cực hội nhập khu vực nhằm thúc đẩy chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng Siberia và Viễn Đông; kiến lập tại khu vực này thành một điểm thu hút đầu tư nước ngoài, một cấu trúc an ninh và hợp tác toàn diện, cởi mở, minh bạch và công bằng dựa trên nguyên tắc tập thể.
Việc Nga hiện nay đang đặc biệt nhấn mạnh chính sách này là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh bị bao vây cấm vận. Giới phân tích đã đánh giá tầm quan trọng của chính sách như “đột phá khẩu”, và gọi nó là “chính sách hướng Đông” của nước Nga.
Liên quan đến “chính sách hướng Đông” mang tính đột phá này, Việt Nam giữ một vị trí đặc biệt quan trọng.
Thứ nhất, Việt Nam là đối tác chiến lược toàn diện, tin cậy, truyền thống, hữu nghị của Nga; hai bên có sự hiểu biết nhau sâu sắc, nên Việt Nam có thế mạnh làm cầu nối, xúc tác và thúc đẩy quan hệ giữa Liên bang Nga với các nước ASEAN.
Thứ hai, Việt Nam là một quốc gia nằm trên tuyến hàng hải quan trọng gắn kết an ninh và kinh tế Nga với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho nên bên cạnh những lợi ích song phương đến trực tiếp từ hoạt động khai thác dầu khí tại thềm lục địa của Việt Nam ở biển Đông; nước Nga coi Việt Nam như một mắt xích quan trọng trong chuỗi lợi ích hàng hải của mình tại khu vực Đông Á (nói riêng) và châu Á - Thái Bình Dương (nói chung) - liên quan đến mục tiêu phát triển khu vực Viễn Đông và vùng Siberia.
Thứ ba, Việt Nam là nước đầu tiên ký Hiệp định thương mại với Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEC - mà Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan là các thành viên). Sự kiện này đã làm cho Việt Nam trở thành “cửa ngõ” gắn kết kinh tế khu vực Đông Nam Á với không gian kinh tế rộng lớn nói trên. Xét từ góc độ của Liên bang Nga, sự gia nhập của Việt Nam là một bước giúp hiện thực hóa “chính sách hướng Đông”.
° Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga đã mang lại những ưu thế gì cho Việt Nam?
° Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam và Liên bang Nga được thiết lập vào năm 2001 và nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012. Kế thừa quan hệ Việt - Xô với tài sản quý báu là những thành quả to lớn của tình hữu nghị và hợp tác truyền thống được thử thách qua thời gian, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho chúng ta trên nhiều lĩnh vực: từ chính trị, an ninh quân sự, kinh tế - đến văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội.
Về mặt chính trị: Thông qua các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước, cơ chế Đối thoại chiến lược và Tham vấn chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, hoạt động ngoại giao Đảng, Quốc hội và nhân dân, hai bên đã trao đổi thông tin và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt tại Liên hiệp quốc, trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Nga, góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
Nga bày tỏ ủng hộ Việt Nam trên cương vị Chủ nhà APEC 2017, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm đăng cai tổ chức APEC và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để tổ chức thành công Năm APEC 2017.
Hai bên khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, theo tinh thần Tuyên bố về ứng xử ở biển Đông (DOC) và hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Hai bên nhất trí cho rằng các quốc gia thành viên của Công ước về Luật Biển năm 1982 cần tuân thủ và thực thi đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo công ước.
Về an ninh quân sự: Hợp tác quốc phòng - an ninh và kỹ thuật quân sự là mảng quan hệ được chú trọng phát triển và đạt được những kết quả hết sức tốt đẹp trong thời gian qua. Các vũ khí, khí tài hiện đại và tiên tiến của Nga cũng như đội ngũ cán bộ sĩ quan của ta được đào tạo bài bản chuyên nghiệp tại các trường kỹ thuật quân sự của Nga - đang giúp chúng ta tăng cường khả năng phòng vệ và đối phó trước các nguy cơ tấn công quân sự của các thế lực thù địch.
Về kinh tế, văn hóa, đào tạo và xã hội: Hợp tác kinh tế Việt - Nga ngày càng được tăng cường với bốn lĩnh vực trụ cột, gồm: thương mại, đầu tư, dầu khí và năng lượng điện.
Hợp tác nhân văn Việt - Nga tiếp tục giữ vai trò là cầu nối gắn kết hai dân tộc. Với hàng trăm ngàn du khách Nga và Việt Nam thăm viếng lẫn nhau hàng năm và một cộng đồng với gần 60.000 người Việt đang sinh sống làm ăn kinh doanh tại Nga, hàng ngàn lưu học sinh Việt Nam đang được đào tạo tại các cơ sở giáo dục uy tín của Nga, mối quan hệ, sự giao lưu và kết nối giữa nhân dân hai nước đã trở thành sợi dây bền chặt gắn kết hai quốc gia, góp phần không ngừng củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga.
Chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang sắp tới là sự kiện quan trọng, tiếp tục củng cố lòng tin giữa hai nước, đồng thời đánh dấu một bước tiến mới trong việc thúc đẩy hợp tác song phương theo hướng thiết thực, hiệu quả.
° Đại sứ có thể nêu cụ thể những ưu đãi mà Chính phủ Nga dành cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Nga và những lĩnh vực nào Nga cần đầu tư mà phù hợp với năng lực của doanh nghiệp Việt Nam?
° Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) chính thức có hiệu lực pháp lý từ 5-10-2016. Với cơ chế này, Việt Nam có được quyền tiếp cận có tính ưu đãi đối với thị trường chung rộng lớn và đầy triển vọng của 5 nước EAEU với tổng GDP là gần 2.200 tỷ USD và bao gồm 183 triệu người.
Ngoài những điều kiện thuận lợi do FTA với EAEU đem lại, Chính phủ Nga đang dành cho các doanh nghiệp Việt Nam những ưu đãi đáng kể:
Thứ nhất, chính quyền các cấp, các địa phương luôn có những quan tâm đặc biệt dành cho các doanh nghiệp ta, tích cực hỗ trợ, phối hợp kịp thời và hiệu quả với các cơ quan chức năng để cung cấp thông tin pháp lý, chính sách đầu tư sở tại, những biện pháp hỗ trợ về vận tải, hải quan, đơn giản hóa thủ tục hành chính… cho các đầu tư và dự án của ta tại Nga. Cụ thể là: Phía Nga đã hỗ trợ Tập đoàn TH True Milk triển khai đúng tiến độ dự án xây dựng tổ hợp chăn nuôi và chế biến sữa tại tỉnh Moscow và Kaluga (cấp đất không thông qua đấu thầu, giao đất đúng thời hạn, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, xây dựng trang trại và hoàn thiện các thủ tục pháp lý, cấp thêm hạn ngạch lao động cho người Việt Nam…); tạo điều kiện thuận lợi để Trung tâm Đa chức năng Hà Nội - Moscow đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả; giúp doanh nghiệp ta đưa Khu Công nghiệp nhẹ tại tỉnh Moscow bước đầu đi vào hoạt động theo hướng chính quy, an ninh, hiệu quả.
Thứ hai, các doanh nghiệp ta được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước Nga đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng. Chẳng hạn, Dự án của Tập đoàn TH True Milk được hưởng chính sách hỗ trợ 30% chi phí đầu tư. Trong tiếp xúc với lãnh đạo các địa phương như Cộng hòa Bashkortostan, vùng Primosky, bạn cam kết sẽ dành cho doanh nghiệp của ta khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp nhẹ - những ưu đãi đặc biệt như: cho thuê đất với giá rất rẻ, và không thông qua đấu thầu, trợ giúp xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, khí đốt..
Trong bối cảnh Nga đang bị phương Tây cấm vận, chúng ta đang có ưu thế và cơ hội hơn những quốc gia khác trong việc thâm nhập sâu rộng vào thị trường Nga và Liên minh kinh tế Á - Âu. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lựa chọn hướng đầu tư sao cho phù hợp với năng lực và thế mạnh của mình nhằm xây dựng thương hiệu sản phẩm tốt, cạnh tranh tại thị trường này, đồng thời cũng phải tính đến nhu cầu thị trường sở tại. Theo tôi, các lĩnh vực như: Chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến sữa, thực phẩm, thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng như giày dép, dệt may, đồ gỗ… là rất đáng quan tâm hiện nay.
Để nhấn mạnh tính hấp dẫn và tiềm năng của việc tham dự vào thị trường Nga, tôi xin dẫn ra đây một số liệu đầy thuyết phục: Mặc dù Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu mới có hiệu lực từ tháng 10-2016, song đã đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước lên tới 1,37 tỷ USD (tăng 27,2% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nga tăng 28,4% và ta đang xuất siêu). Trao đổi với chúng tôi, Thứ trưởng Ngoại giao Nga - ông Morgulov cho rằng, đây là dấu hiệu rất đáng mừng, thể hiện tính thiết thực và hiệu quả của hợp tác song phương Nga - Việt.
° Nền giáo dục Nga vẫn được đánh giá nằm trong tốp đầu thế giới. Những lợi thế nào của Nga có được trên bản đồ giáo dục thế giới nếu hiện nay học sinh Việt Nam chọn sang học tại Nga?
° Một trong những điểm mạnh của Nước Nga hiện nay là đang sở hữu một nền khoa học cơ bản đứng hàng đầu thế giới. Ngay từ thời chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã làm cho cả thế giới còn lại ngưỡng mộ về những thành tựu khoa học - kỹ thuật của mình trong lĩnh vực hàng không, vũ trụ, công nghệ nguyên tử, kỹ thuật quân sự, toán cơ, vật lý lý thuyết…
Nhiều thế hệ các nhà khoa học, các nhà quản lý của Việt Nam đã trưởng thành từ các “lò đào tạo” của Liên Xô trước đây. Trong số đó có nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và không ít người đã trở thành lãnh đạo hoặc đứng đầu các bộ ngành của Việt Nam. Qua thời gian và thực tiễn, chúng ta đã thấy tính ưu việt của nền giáo dục - đào tạo này. Nó không chỉ trang bị các tri thức, mà đặc biệt còn trang bị phương pháp tư duy hệ thống, mang tính logic thứ lớp, để sau này người học có thể áp dụng một cách hiệu quả trong nghiên cứu cũng như trong hoạt động thực tiễn của họ. Đây là một thế mạnh so với nhiều nền giáo dục khác.
Du học tại Nga là một lựa chọn tốt đối với giới trẻ của chúng ta. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật của nền giáo dục, các em còn được tiếp xúc với một nền văn hóa vĩ đại, giàu tính nhân văn, với một dân tộc đầy lòng bao dung và thân thiện. Tiếng Nga hiện là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới (được thừa nhận là 1 trong 6 ngôn ngữ ngoại giao của Liên hiệp quốc); và trong các trường đại học của Nga, các em còn được học thêm một ngoại ngữ.
Với số học bổng hàng tháng, mức sống của lưu học sinh tại Nga khá tốt. Thêm vào đó, thiên nhiên, môi trường, khí hậu... của nước Nga thật tuyệt vời! Cùng với sự quan tâm hỗ trợ đến từ cộng đồng người Việt, từ các bạn bè Nga và từ các cấp chính quyền của hai nước - nước Nga quả là điểm đến lý tưởng cho các sinh viên của chúng ta.
Hàng năm, Chính phủ Nga đều gia tăng số lượng học bổng miễn phí dành cho công dân Việt Nam và đang là nước cấp học bổng lớn nhất trên thế giới. Hiện ta có khoảng gần 3.000 học sinh đang nghiên cứu, học tập tại Nga. Đây là nguồn bổ sung quan trọng cho đội ngũ tri thức, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao của Việt Nam và cũng là những “nhịp cầu” gắn kết hai dân tộc Nga - Việt.
° Xin cảm ơn Đại sứ!
° Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn: Kế thừa nền tảng sức mạnh của Liên bang Xô Viết thời chiến tranh Lạnh và được định hướng bởi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mềm dẻo nhưng kiên quyết - dưới thời Tổng thống Putin, nước Nga ngày nay đang dần trở lại vị thế cường quốc được khẳng định trong thế giới mới.
Mặc dù Mỹ và phương Tây vẫn duy trì bao vây cấm vận kinh tế và không ngừng gây áp lực bằng hoạt động mở rộng NATO về phía Đông nhằm thu hẹp không gian an ninh chiến lược của Nga, nhưng thực tế 4 năm qua đã cho thấy, nước Nga vẫn đứng vững: Tình hình chính trị xã hội ổn định; nền kinh tế đã vượt qua những khó khăn và lấy được đà tăng trưởng trở lại (tăng trưởng trong 6 tháng đầu 2017, từ 1% - 2%); nội lực và tiềm năng to lớn của nước Nga được kích hoạt và phát huy tác dụng; uy tín của Tổng thống Putin lên cao; trong quan hệ quốc tế, Nga vẫn chiếm vị trí ảnh hưởng quan trọng và vẫn làm chủ “sân chơi” tại Trung Đông, khu vực Á - Âu và tại những điểm nóng trên thế giới.
Trong Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga (được phê duyệt theo Sắc lệnh của Tổng thống V.Putin, tháng 11-2016), Nga luôn coi mình là một thành phần không thể tách rời của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bởi vậy, Nga tích cực hội nhập khu vực nhằm thúc đẩy chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng Siberia và Viễn Đông; kiến lập tại khu vực này thành một điểm thu hút đầu tư nước ngoài, một cấu trúc an ninh và hợp tác toàn diện, cởi mở, minh bạch và công bằng dựa trên nguyên tắc tập thể.
Việc Nga hiện nay đang đặc biệt nhấn mạnh chính sách này là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh bị bao vây cấm vận. Giới phân tích đã đánh giá tầm quan trọng của chính sách như “đột phá khẩu”, và gọi nó là “chính sách hướng Đông” của nước Nga.
Liên quan đến “chính sách hướng Đông” mang tính đột phá này, Việt Nam giữ một vị trí đặc biệt quan trọng.
Thứ nhất, Việt Nam là đối tác chiến lược toàn diện, tin cậy, truyền thống, hữu nghị của Nga; hai bên có sự hiểu biết nhau sâu sắc, nên Việt Nam có thế mạnh làm cầu nối, xúc tác và thúc đẩy quan hệ giữa Liên bang Nga với các nước ASEAN.
Thứ hai, Việt Nam là một quốc gia nằm trên tuyến hàng hải quan trọng gắn kết an ninh và kinh tế Nga với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho nên bên cạnh những lợi ích song phương đến trực tiếp từ hoạt động khai thác dầu khí tại thềm lục địa của Việt Nam ở biển Đông; nước Nga coi Việt Nam như một mắt xích quan trọng trong chuỗi lợi ích hàng hải của mình tại khu vực Đông Á (nói riêng) và châu Á - Thái Bình Dương (nói chung) - liên quan đến mục tiêu phát triển khu vực Viễn Đông và vùng Siberia.
Thứ ba, Việt Nam là nước đầu tiên ký Hiệp định thương mại với Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEC - mà Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan là các thành viên). Sự kiện này đã làm cho Việt Nam trở thành “cửa ngõ” gắn kết kinh tế khu vực Đông Nam Á với không gian kinh tế rộng lớn nói trên. Xét từ góc độ của Liên bang Nga, sự gia nhập của Việt Nam là một bước giúp hiện thực hóa “chính sách hướng Đông”.
° Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga đã mang lại những ưu thế gì cho Việt Nam?
° Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam và Liên bang Nga được thiết lập vào năm 2001 và nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012. Kế thừa quan hệ Việt - Xô với tài sản quý báu là những thành quả to lớn của tình hữu nghị và hợp tác truyền thống được thử thách qua thời gian, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho chúng ta trên nhiều lĩnh vực: từ chính trị, an ninh quân sự, kinh tế - đến văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội.
Về mặt chính trị: Thông qua các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước, cơ chế Đối thoại chiến lược và Tham vấn chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, hoạt động ngoại giao Đảng, Quốc hội và nhân dân, hai bên đã trao đổi thông tin và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt tại Liên hiệp quốc, trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Nga, góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
Nga bày tỏ ủng hộ Việt Nam trên cương vị Chủ nhà APEC 2017, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm đăng cai tổ chức APEC và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để tổ chức thành công Năm APEC 2017.
Hai bên khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, theo tinh thần Tuyên bố về ứng xử ở biển Đông (DOC) và hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Hai bên nhất trí cho rằng các quốc gia thành viên của Công ước về Luật Biển năm 1982 cần tuân thủ và thực thi đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo công ước.
Về an ninh quân sự: Hợp tác quốc phòng - an ninh và kỹ thuật quân sự là mảng quan hệ được chú trọng phát triển và đạt được những kết quả hết sức tốt đẹp trong thời gian qua. Các vũ khí, khí tài hiện đại và tiên tiến của Nga cũng như đội ngũ cán bộ sĩ quan của ta được đào tạo bài bản chuyên nghiệp tại các trường kỹ thuật quân sự của Nga - đang giúp chúng ta tăng cường khả năng phòng vệ và đối phó trước các nguy cơ tấn công quân sự của các thế lực thù địch.
Về kinh tế, văn hóa, đào tạo và xã hội: Hợp tác kinh tế Việt - Nga ngày càng được tăng cường với bốn lĩnh vực trụ cột, gồm: thương mại, đầu tư, dầu khí và năng lượng điện.
Hợp tác nhân văn Việt - Nga tiếp tục giữ vai trò là cầu nối gắn kết hai dân tộc. Với hàng trăm ngàn du khách Nga và Việt Nam thăm viếng lẫn nhau hàng năm và một cộng đồng với gần 60.000 người Việt đang sinh sống làm ăn kinh doanh tại Nga, hàng ngàn lưu học sinh Việt Nam đang được đào tạo tại các cơ sở giáo dục uy tín của Nga, mối quan hệ, sự giao lưu và kết nối giữa nhân dân hai nước đã trở thành sợi dây bền chặt gắn kết hai quốc gia, góp phần không ngừng củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga.
Chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang sắp tới là sự kiện quan trọng, tiếp tục củng cố lòng tin giữa hai nước, đồng thời đánh dấu một bước tiến mới trong việc thúc đẩy hợp tác song phương theo hướng thiết thực, hiệu quả.
° Đại sứ có thể nêu cụ thể những ưu đãi mà Chính phủ Nga dành cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Nga và những lĩnh vực nào Nga cần đầu tư mà phù hợp với năng lực của doanh nghiệp Việt Nam?
° Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) chính thức có hiệu lực pháp lý từ 5-10-2016. Với cơ chế này, Việt Nam có được quyền tiếp cận có tính ưu đãi đối với thị trường chung rộng lớn và đầy triển vọng của 5 nước EAEU với tổng GDP là gần 2.200 tỷ USD và bao gồm 183 triệu người.
Ngoài những điều kiện thuận lợi do FTA với EAEU đem lại, Chính phủ Nga đang dành cho các doanh nghiệp Việt Nam những ưu đãi đáng kể:
Thứ nhất, chính quyền các cấp, các địa phương luôn có những quan tâm đặc biệt dành cho các doanh nghiệp ta, tích cực hỗ trợ, phối hợp kịp thời và hiệu quả với các cơ quan chức năng để cung cấp thông tin pháp lý, chính sách đầu tư sở tại, những biện pháp hỗ trợ về vận tải, hải quan, đơn giản hóa thủ tục hành chính… cho các đầu tư và dự án của ta tại Nga. Cụ thể là: Phía Nga đã hỗ trợ Tập đoàn TH True Milk triển khai đúng tiến độ dự án xây dựng tổ hợp chăn nuôi và chế biến sữa tại tỉnh Moscow và Kaluga (cấp đất không thông qua đấu thầu, giao đất đúng thời hạn, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, xây dựng trang trại và hoàn thiện các thủ tục pháp lý, cấp thêm hạn ngạch lao động cho người Việt Nam…); tạo điều kiện thuận lợi để Trung tâm Đa chức năng Hà Nội - Moscow đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả; giúp doanh nghiệp ta đưa Khu Công nghiệp nhẹ tại tỉnh Moscow bước đầu đi vào hoạt động theo hướng chính quy, an ninh, hiệu quả.
Thứ hai, các doanh nghiệp ta được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước Nga đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng. Chẳng hạn, Dự án của Tập đoàn TH True Milk được hưởng chính sách hỗ trợ 30% chi phí đầu tư. Trong tiếp xúc với lãnh đạo các địa phương như Cộng hòa Bashkortostan, vùng Primosky, bạn cam kết sẽ dành cho doanh nghiệp của ta khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp nhẹ - những ưu đãi đặc biệt như: cho thuê đất với giá rất rẻ, và không thông qua đấu thầu, trợ giúp xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, khí đốt..
Trong bối cảnh Nga đang bị phương Tây cấm vận, chúng ta đang có ưu thế và cơ hội hơn những quốc gia khác trong việc thâm nhập sâu rộng vào thị trường Nga và Liên minh kinh tế Á - Âu. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lựa chọn hướng đầu tư sao cho phù hợp với năng lực và thế mạnh của mình nhằm xây dựng thương hiệu sản phẩm tốt, cạnh tranh tại thị trường này, đồng thời cũng phải tính đến nhu cầu thị trường sở tại. Theo tôi, các lĩnh vực như: Chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến sữa, thực phẩm, thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng như giày dép, dệt may, đồ gỗ… là rất đáng quan tâm hiện nay.
Để nhấn mạnh tính hấp dẫn và tiềm năng của việc tham dự vào thị trường Nga, tôi xin dẫn ra đây một số liệu đầy thuyết phục: Mặc dù Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu mới có hiệu lực từ tháng 10-2016, song đã đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước lên tới 1,37 tỷ USD (tăng 27,2% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nga tăng 28,4% và ta đang xuất siêu). Trao đổi với chúng tôi, Thứ trưởng Ngoại giao Nga - ông Morgulov cho rằng, đây là dấu hiệu rất đáng mừng, thể hiện tính thiết thực và hiệu quả của hợp tác song phương Nga - Việt.
° Nền giáo dục Nga vẫn được đánh giá nằm trong tốp đầu thế giới. Những lợi thế nào của Nga có được trên bản đồ giáo dục thế giới nếu hiện nay học sinh Việt Nam chọn sang học tại Nga?
° Một trong những điểm mạnh của Nước Nga hiện nay là đang sở hữu một nền khoa học cơ bản đứng hàng đầu thế giới. Ngay từ thời chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã làm cho cả thế giới còn lại ngưỡng mộ về những thành tựu khoa học - kỹ thuật của mình trong lĩnh vực hàng không, vũ trụ, công nghệ nguyên tử, kỹ thuật quân sự, toán cơ, vật lý lý thuyết…
Nhiều thế hệ các nhà khoa học, các nhà quản lý của Việt Nam đã trưởng thành từ các “lò đào tạo” của Liên Xô trước đây. Trong số đó có nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và không ít người đã trở thành lãnh đạo hoặc đứng đầu các bộ ngành của Việt Nam. Qua thời gian và thực tiễn, chúng ta đã thấy tính ưu việt của nền giáo dục - đào tạo này. Nó không chỉ trang bị các tri thức, mà đặc biệt còn trang bị phương pháp tư duy hệ thống, mang tính logic thứ lớp, để sau này người học có thể áp dụng một cách hiệu quả trong nghiên cứu cũng như trong hoạt động thực tiễn của họ. Đây là một thế mạnh so với nhiều nền giáo dục khác.
Du học tại Nga là một lựa chọn tốt đối với giới trẻ của chúng ta. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật của nền giáo dục, các em còn được tiếp xúc với một nền văn hóa vĩ đại, giàu tính nhân văn, với một dân tộc đầy lòng bao dung và thân thiện. Tiếng Nga hiện là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới (được thừa nhận là 1 trong 6 ngôn ngữ ngoại giao của Liên hiệp quốc); và trong các trường đại học của Nga, các em còn được học thêm một ngoại ngữ.
Với số học bổng hàng tháng, mức sống của lưu học sinh tại Nga khá tốt. Thêm vào đó, thiên nhiên, môi trường, khí hậu... của nước Nga thật tuyệt vời! Cùng với sự quan tâm hỗ trợ đến từ cộng đồng người Việt, từ các bạn bè Nga và từ các cấp chính quyền của hai nước - nước Nga quả là điểm đến lý tưởng cho các sinh viên của chúng ta.
Hàng năm, Chính phủ Nga đều gia tăng số lượng học bổng miễn phí dành cho công dân Việt Nam và đang là nước cấp học bổng lớn nhất trên thế giới. Hiện ta có khoảng gần 3.000 học sinh đang nghiên cứu, học tập tại Nga. Đây là nguồn bổ sung quan trọng cho đội ngũ tri thức, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao của Việt Nam và cũng là những “nhịp cầu” gắn kết hai dân tộc Nga - Việt.
° Xin cảm ơn Đại sứ!