Từ thị trấn Diễn Châu theo quốc lộ 7A khoảng 130km, khách sẽ đến rừng săng lẻ Tam Đình. Thật hiếm có nơi nào mà du khách không cần “lội” rừng nhưng vẫn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nguyên sơ vốn có của một khu rừng nguyên sinh. Quốc lộ 7A chạy xuyên qua khu rừng gần 1km với khung cảnh đẹp như tranh. Hai bên đường là hàng ngàn cây săng lẻ cổ thụ thẳng tắp, cao 30-40m. Vào mùa thu và mùa đông, lá rừng chuyển sang màu đỏ, vàng rất thơ mộng. Mùa hè, Tương Dương luôn ở 39-41°C, thế nhưng khi đi dưới tán rừng săng lẻ Tam Đình, du khách sẽ có cảm giác mát lạnh, dễ chịu.
Theo Hạt Kiểm lâm huyện Tương Dương, săng lẻ thuộc họ bằng lăng, gỗ nhóm 5. Gỗ săng lẻ thường dùng để đóng thuyền hoặc làm nhà. Trước đây, săng lẻ phân bố ở nhiều nơi thuộc miền Tây Nghệ An, nhưng đến nay đã bị khai thác cạn kiệt nên chỉ còn tập trung chủ yếu ở rừng Tam Đình. Săng lẻ phát triển chậm, những thân cây ở khu rừng đã tồn tại hàng trăm năm. Điều gây ngạc nhiên là dù nằm sát bên quốc lộ, “thuận lợi” cho lâm tặc nhưng rừng không hề bị xâm hại. Hơn 20 năm nay, khu rừng do xã quản lý, dù lực lượng bảo vệ rất mỏng nhưng rừng vẫn còn nguyên trạng. Năm 2014, UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định chuyển đổi rừng săng lẻ Tam Đình từ rừng sản xuất sang rừng đặc dụng và quy hoạch diện tích rừng từ 100ha lên 204ha, đưa vào diện được bảo vệ nghiêm ngặt. Rừng được cơ quan chuyên môn đánh giá là “còn mang nguyên vẹn một khu hệ sinh thái đặc trưng mưa ẩm nhiệt đới của miền Tây Nghệ An còn sót lại với một nguồn gen quý trước nguy cơ cạn kiệt”.
Để có một rừng săng lẻ như ngày hôm nay, công đầu phải kể đến là ông Vi Chính Nghĩa (nguyên Bí thư Huyện ủy Tương Dương, nguyên Phó ban Dân tộc tỉnh Nghệ An). Năm 1964, Lâm trường Tương Dương xin UBND tỉnh Nghệ An cho khai thác rừng săng lẻ, ông Nghĩa lúc bấy giờ là Bí thư Huyện ủy Tương Dương thấy khu rừng đẹp, có giá trị lâu dài nên đã xuống tỉnh xin giữ lại 100ha rừng. Thấy ông nặng lòng với rừng, dân bản đã cùng ông chung tay bảo vệ rừng. Năm 1983, khu rừng thuộc quản lý của Hạt Kiểm lâm Tương Dương, trước sự dòm ngó của lâm tặc, năm 1992 khi đã về hưu, ông Nghĩa đề nghị các cấp có thẩm quyền cho ông một khoảnh đất nhỏ ở sát khu rừng này để “sống chết cùng rừng”. Đến năm 2008, khi đã yếu, ông giao việc canh giữ rừng cho anh Vi Văn Tuấn - một người cùng bản cũng nặng lòng cùng rừng.
Bà Vi Thị Quyết (một người dân bản Quang Thịnh, xã Tam Đình) kể, rừng săng lẻ Tam Đình là “báu vật” của cả vùng, ai cũng tự hào và gìn giữ. Rừng bây giờ cũng không khác xưa là mấy. Khoảng năm 1995, bản Quang Thịnh ra hương ước bảo vệ rừng săng lẻ, ai xâm hại rừng bị coi là có tội và sẽ bị xử phạt nặng. Từ đó, rừng luôn bình yên.
Theo Hạt Kiểm lâm huyện Tương Dương, săng lẻ thuộc họ bằng lăng, gỗ nhóm 5. Gỗ săng lẻ thường dùng để đóng thuyền hoặc làm nhà. Trước đây, săng lẻ phân bố ở nhiều nơi thuộc miền Tây Nghệ An, nhưng đến nay đã bị khai thác cạn kiệt nên chỉ còn tập trung chủ yếu ở rừng Tam Đình. Săng lẻ phát triển chậm, những thân cây ở khu rừng đã tồn tại hàng trăm năm. Điều gây ngạc nhiên là dù nằm sát bên quốc lộ, “thuận lợi” cho lâm tặc nhưng rừng không hề bị xâm hại. Hơn 20 năm nay, khu rừng do xã quản lý, dù lực lượng bảo vệ rất mỏng nhưng rừng vẫn còn nguyên trạng. Năm 2014, UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định chuyển đổi rừng săng lẻ Tam Đình từ rừng sản xuất sang rừng đặc dụng và quy hoạch diện tích rừng từ 100ha lên 204ha, đưa vào diện được bảo vệ nghiêm ngặt. Rừng được cơ quan chuyên môn đánh giá là “còn mang nguyên vẹn một khu hệ sinh thái đặc trưng mưa ẩm nhiệt đới của miền Tây Nghệ An còn sót lại với một nguồn gen quý trước nguy cơ cạn kiệt”.
Để có một rừng săng lẻ như ngày hôm nay, công đầu phải kể đến là ông Vi Chính Nghĩa (nguyên Bí thư Huyện ủy Tương Dương, nguyên Phó ban Dân tộc tỉnh Nghệ An). Năm 1964, Lâm trường Tương Dương xin UBND tỉnh Nghệ An cho khai thác rừng săng lẻ, ông Nghĩa lúc bấy giờ là Bí thư Huyện ủy Tương Dương thấy khu rừng đẹp, có giá trị lâu dài nên đã xuống tỉnh xin giữ lại 100ha rừng. Thấy ông nặng lòng với rừng, dân bản đã cùng ông chung tay bảo vệ rừng. Năm 1983, khu rừng thuộc quản lý của Hạt Kiểm lâm Tương Dương, trước sự dòm ngó của lâm tặc, năm 1992 khi đã về hưu, ông Nghĩa đề nghị các cấp có thẩm quyền cho ông một khoảnh đất nhỏ ở sát khu rừng này để “sống chết cùng rừng”. Đến năm 2008, khi đã yếu, ông giao việc canh giữ rừng cho anh Vi Văn Tuấn - một người cùng bản cũng nặng lòng cùng rừng.
Bà Vi Thị Quyết (một người dân bản Quang Thịnh, xã Tam Đình) kể, rừng săng lẻ Tam Đình là “báu vật” của cả vùng, ai cũng tự hào và gìn giữ. Rừng bây giờ cũng không khác xưa là mấy. Khoảng năm 1995, bản Quang Thịnh ra hương ước bảo vệ rừng săng lẻ, ai xâm hại rừng bị coi là có tội và sẽ bị xử phạt nặng. Từ đó, rừng luôn bình yên.