“Đói” bàn thắng

World Cup 2010 đúng là đang “đói” bàn thắng. Tính trong vòng 11 trận đấu đầu tiên ở các bảng, số bàn thắng chỉ dừng ở con số 18. Như vậy có nghĩa, nếu chia ra trung bình, mỗi trận chỉ có 1,6 bàn thắng, quá thấp so với những gì mà nhiều người mường tượng trước khi World Cup 2010 khởi tranh. Con số này rõ ràng cũng thấp hơn nhiều so với cùng thời điểm tại World Cup 2006 là 25 bàn.

World Cup 2010 đúng là đang “đói” bàn thắng. Tính trong vòng 11 trận đấu đầu tiên ở các bảng, số bàn thắng chỉ dừng ở con số 18. Như vậy có nghĩa, nếu chia ra trung bình, mỗi trận chỉ có 1,6 bàn thắng, quá thấp so với những gì mà nhiều người mường tượng trước khi World Cup 2010 khởi tranh. Con số này rõ ràng cũng thấp hơn nhiều so với cùng thời điểm tại World Cup 2006 là 25 bàn.

Bàn thắng là điều mà người hâm mộ trông chờ (trong ảnh, cầu thủ Nam Phi vui mừng sau khi ghi bàn vào lưới đội Mexico).

Bàn thắng là điều mà người hâm mộ trông chờ (trong ảnh, cầu thủ Nam Phi vui mừng sau khi ghi bàn vào lưới đội Mexico).

Vậy đâu là nguyên nhân? Hàng tấn công của các đội bóng có vấn đề hay bản thân các HLV tôn thờ sự thận trọng và kỹ lưỡng ở trận ra quân? Nói cách nào cũng được, vì đều đúng. Ngoại trừ 3 trận đấu có tỷ số trên 2 bàn (Đức thắng Australia 4-0, Hàn Quốc thắng Hy Lạp 2-0 và Hà Lan vượt qua Đan Mạch 2-0), các trận đấu còn lại đúng là nghèo nàn về bàn thắng.

Nó cũng đồng thời chỉ ra những thực tế đáng thất vọng: Các chân sút quá kém, sự thận trọng của HLV các đội bóng quá lớn và lối chơi thực dụng hình như đang trở thành thứ mà nhiều đội tuyển áp dụng nhất tại World Cup lần này. Hà Lan vốn nổi tiếng là “cơn lốc da cam” có chất tấn công tổng lực rực lửa nhưng bất ngờ đá rát, đầy suy tính trong trận cầu với Đan Mạch.

Cách mà Argentina hay Ghana và Hàn Quốc thắng các đối thủ rõ ràng cũng chỉ ra điều tương tự, như thể World Cup 2010 là nơi để chứng tỏ đẳng cấp chịu sức ép của các đội bóng vậy. Đức là đội tuyển gây bất ngờ nhất. Thực dụng và kỷ luật vốn mang tính truyền thống của họ, nhưng ở 2 kỳ World Cup 2006 và 2010, Đức chơi tấn công hoa mỹ và đặc biệt hiệu quả. Chính lối chơi của tuyển Đức đã gây được ấn tượng lớn nhất tính đến thời điểm này.

Người xem, cả trực tiếp trên sân lẫn qua màn ảnh nhỏ khắp thế giới giờ đây chỉ còn cách dài cổ mà chờ, mà hy vọng những trận cầu sẽ nhuốm màu tấn công rực lửa, bàn thắng sẽ đến từ những pha làm xiếc của các ngôi sao hàng đầu thế giới… Như thế, World Cup mới không “đói” bàn thắng và không tẻ nhạt như những gì đang diễn ra. 

LÊ QUANG

Tin cùng chuyên mục