Tối 2-6, Hội nghị cấp cao an ninh châu Á hay còn có tên gọi là Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 đã khai mạc. Dự kiến 2 vấn đề chính trong chương trình nghị sự 3 ngày tới sẽ là vấn đề Triều Tiên và chính sách đối với châu Á của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Vai trò của Mỹ
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La. Trong bài phát biểu, ông Turnbull đã kêu gọi khu vực duy trì một trật tự dựa trên luật lệ và thúc giục Trung Quốc xây dựng lòng tin bằng cách phát huy vai trò đòn bẩy trong vấn đề Triều Tiên. Đề cập đến vấn đề biển Đông, Thủ tướng Australia cho rằng Trung Quốc sẽ thành công nhất khi tôn trọng chủ quyền của các quốc gia láng giềng. Đồng thời cảnh báo “nếu Trung Quốc dùng các biện pháp cưỡng bách, các nước láng giềng sẽ phản đối các đòi hỏi nhượng bộ và không gian chiến lược. Họ sẽ tìm thế đối trọng với Trung Quốc bằng cách thúc đẩy xây dựng các mối quan hệ liên minh, đối tác giữa họ với nhau và đặc biệt là với Mỹ”. Ông Turnbull khẳng định: “Tuân thủ các luật lệ trong khu vực, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia là chìa khóa để duy trì sự hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Đối thoại Shangri-La năm nay diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên liên tiếp phóng thử tên lửa đạn đạo bất chấp sự phản đối của quốc tế và khu vực đang chờ đợi chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với châu Á.
Hôm nay 3-6, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ James Mattis sẽ có bài diễn văn quan trọng nói về tình hình an ninh toàn cầu, kêu gọi các nước cùng hợp tác để yêu cầu Triều Tiên phải từ bỏ phát triển vũ khí hạt nhân và ngưng những hành động mang tính gây hấn. Trong bài diễn văn trên, người đứng đầu Lầu Năm Góc sẽ nhấn mạnh đến mối đe dọa Bình Nhưỡng đối với an ninh và ổn định của toàn khu vực, kêu gọi mọi quốc gia trong vùng châu Á-Thái Bình Dương cần đoàn kết, có chung tiếng nói trong vấn đề Triều Tiên, trong lúc Mỹ tiếp tục thúc đẩy Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng hơn để cùng cộng đồng thế giới giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Tới nay, mặc dù Tổng thống Trump và các cố vấn thân cận với ông vẫn nói là đánh giá cao tầm quan trọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng theo các nhà ngoại giao ở châu Á, điều này vẫn chưa được thể hiện rõ rệt.
Biển Đông ở đâu?
Theo hãng tin BBC, trước thời điểm khai mạc Đối thoại Shangri-La năm nay, vấn đề biển Đông vẫn chưa rõ sẽ ở đâu trong nghị trình. Sáng 2-6, lãnh đạo nhóm Thỏa thuận quốc phòng 5 quốc gia là Australia, Anh, Singapore, Malaysia và New Zealand (FPDA) đã có cuộc họp báo chung khẳng định sự cần thiết và hợp thời của nhóm này trong cấu trúc an ninh khu vực. Khi các phóng viên hỏi về tranh chấp lãnh thổ và khả năng tuần tra chung tại biển Đông, cử tọa dường như không muốn bình luận cụ thể vào chủ đề này.
Thay vào đó, họ cho biết cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và cực đoan ở châu Á - Thái Bình Dương đã được đưa vào chương trình nghị sự ưu tiên của nhóm này, nhất là vào thời điểm vừa xảy ra hàng loạt vụ tấn công khủng bố tại nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Họ nhấn mạnh chủ nghĩa khủng bố là mối thách thức toàn cầu và là một thách thức mới đối với khu vực Đông Nam Á. Vài năm gần đây, Bắc Kinh có động thái muốn giảm nhẹ tầm quan trọng của diễn đàn an ninh này, nơi mà Mỹ và các đồng minh đóng vai trò chủ đạo.
Tuy nhiên, chuyên gia Tang Siew Mun, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu ASEAN, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore cho rằng, biển Đông sẽ tiếp tục là chủ đề nóng tại hội nghị năm nay. Điều mà các quốc gia quan tâm nhất chính là việc tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại các thực thể do nước này bồi lấp trái phép tại biển Đông.
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La. Trong bài phát biểu, ông Turnbull đã kêu gọi khu vực duy trì một trật tự dựa trên luật lệ và thúc giục Trung Quốc xây dựng lòng tin bằng cách phát huy vai trò đòn bẩy trong vấn đề Triều Tiên. Đề cập đến vấn đề biển Đông, Thủ tướng Australia cho rằng Trung Quốc sẽ thành công nhất khi tôn trọng chủ quyền của các quốc gia láng giềng. Đồng thời cảnh báo “nếu Trung Quốc dùng các biện pháp cưỡng bách, các nước láng giềng sẽ phản đối các đòi hỏi nhượng bộ và không gian chiến lược. Họ sẽ tìm thế đối trọng với Trung Quốc bằng cách thúc đẩy xây dựng các mối quan hệ liên minh, đối tác giữa họ với nhau và đặc biệt là với Mỹ”. Ông Turnbull khẳng định: “Tuân thủ các luật lệ trong khu vực, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia là chìa khóa để duy trì sự hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Đối thoại Shangri-La năm nay diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên liên tiếp phóng thử tên lửa đạn đạo bất chấp sự phản đối của quốc tế và khu vực đang chờ đợi chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với châu Á.
Hôm nay 3-6, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ James Mattis sẽ có bài diễn văn quan trọng nói về tình hình an ninh toàn cầu, kêu gọi các nước cùng hợp tác để yêu cầu Triều Tiên phải từ bỏ phát triển vũ khí hạt nhân và ngưng những hành động mang tính gây hấn. Trong bài diễn văn trên, người đứng đầu Lầu Năm Góc sẽ nhấn mạnh đến mối đe dọa Bình Nhưỡng đối với an ninh và ổn định của toàn khu vực, kêu gọi mọi quốc gia trong vùng châu Á-Thái Bình Dương cần đoàn kết, có chung tiếng nói trong vấn đề Triều Tiên, trong lúc Mỹ tiếp tục thúc đẩy Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng hơn để cùng cộng đồng thế giới giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Tới nay, mặc dù Tổng thống Trump và các cố vấn thân cận với ông vẫn nói là đánh giá cao tầm quan trọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng theo các nhà ngoại giao ở châu Á, điều này vẫn chưa được thể hiện rõ rệt.
Biển Đông ở đâu?
Theo hãng tin BBC, trước thời điểm khai mạc Đối thoại Shangri-La năm nay, vấn đề biển Đông vẫn chưa rõ sẽ ở đâu trong nghị trình. Sáng 2-6, lãnh đạo nhóm Thỏa thuận quốc phòng 5 quốc gia là Australia, Anh, Singapore, Malaysia và New Zealand (FPDA) đã có cuộc họp báo chung khẳng định sự cần thiết và hợp thời của nhóm này trong cấu trúc an ninh khu vực. Khi các phóng viên hỏi về tranh chấp lãnh thổ và khả năng tuần tra chung tại biển Đông, cử tọa dường như không muốn bình luận cụ thể vào chủ đề này.
Thay vào đó, họ cho biết cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và cực đoan ở châu Á - Thái Bình Dương đã được đưa vào chương trình nghị sự ưu tiên của nhóm này, nhất là vào thời điểm vừa xảy ra hàng loạt vụ tấn công khủng bố tại nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Họ nhấn mạnh chủ nghĩa khủng bố là mối thách thức toàn cầu và là một thách thức mới đối với khu vực Đông Nam Á. Vài năm gần đây, Bắc Kinh có động thái muốn giảm nhẹ tầm quan trọng của diễn đàn an ninh này, nơi mà Mỹ và các đồng minh đóng vai trò chủ đạo.
Tuy nhiên, chuyên gia Tang Siew Mun, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu ASEAN, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore cho rằng, biển Đông sẽ tiếp tục là chủ đề nóng tại hội nghị năm nay. Điều mà các quốc gia quan tâm nhất chính là việc tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại các thực thể do nước này bồi lấp trái phép tại biển Đông.