Đức – Italia: Đại phá Catenaccio

Giành vé vào vòng đấu dành cho 4 đội bóng mạnh nhất châu Âu là thành công rất lớn của Italia, nếu nhìn lại khoảng thời gian của họ trong vài năm trở lại đây. Tại Euro 2008, Italia đã thể hiện rất nhạt nhòa và bị loại ở tứ kết trước Tây Ban Nha. Hai năm sau đó, họ thậm chí đã không vượt qua nổi vòng bảng World Cup 2010.

Giành vé vào vòng đấu dành cho 4 đội bóng mạnh nhất châu Âu là thành công rất lớn của Italia, nếu nhìn lại khoảng thời gian của họ trong vài năm trở lại đây. Tại Euro 2008, Italia đã thể hiện rất nhạt nhòa và bị loại ở tứ kết trước Tây Ban Nha. Hai năm sau đó, họ thậm chí đã không vượt qua nổi vòng bảng World Cup 2010.

Từ đống đổ nát, Prandelli đã vực dậy Azzurri và thổi vào đội bóng vốn đầy thực dụng lối chơi có tính trình diễn cao hơn. Vẫn dựa trên nền tảng Catenaccio truyền thống, nhưng Italia của Prandelli thi đấu quyến rũ và lãng mạn hơn hẳn. Họ sẵn sàng tấn công khi đối mặt với Tây Ban Nha, hay khiến người Anh bị bóp nghẹt khoảng không nhờ khả năng cầm bóng cực tốt.

Montolivo (trái) cố ngăn Miroslav Klose trận giao hữu Đức – Italia năm 2011 tại Dortmund.

Montolivo (trái) cố ngăn Miroslav Klose trận giao hữu Đức – Italia năm 2011 tại Dortmund.

Tuy nhiên, với nhiều chuyên gia, nếu vẫn lãng mạn như vậy thì Italia khó tiến sâu hơn vòng bán kết, khi đối thủ của họ là Đức - ứng viên đầy tiềm năng cho chức vô địch châu Âu. Lịch sử nghiêng về Italia với thành tích bất bại trong những cuộc đối đầu tại các giải chính thức.
Tính đa dạng trong đội hình Đức và cách vận hành chiến thuật chính là điểm mạnh để “cỗ xe tăng” của HLV Joachim Loew hy vọng thay đổi lịch sử. Ở vòng đấu bảng, Loew chủ yếu giữ nguyên đội hình. Bước vào tứ kết, Đức thi đấu với hàng tấn công được làm mới hoàn toàn, trừ vai trò của Oezil. Reus, Schuerrle và Klose là những người đá thay vai trò trước đó của Mueller, Podolski và Gomez. Trong số 3 nhân tố mới này, có hai người ghi bàn (Reus và Klose). Những gì Đức thể hiện trong 4 trận, đặc biệt là chiến thắng 4-2 trước Hy Lạp, cho thấy Loew vẫn chưa sử dụng hết bài. Điều đó cũng đồng nghĩa, Loew đã tính đến trường hợp đối đầu với người Italia và có kế sách riêng để làm thay đổi lịch sử.

Câu hỏi đặt ra ở trận đấu này là Italia sẽ tấn công như trận gặp Anh hay phòng thủ chiều sâu như đá với Tây Ban Nha? Mọi thứ dường như phụ thuộc vào “nhân tố” Pirlo.

Đấy là lý do mà người Đức đang hy vọng Schweinsteiger hồi phục hoàn toàn với tin mới nhất cho biết anh có thể ra sân. Schweinsteiger sẽ là đối trọng của Pirlo bởi có anh thì Ozil hay Khedira mới có nhiều cơ hội dâng lên cao hỗ trợ tấn công. Thế nên, nếu kiềm tỏa được tầm ảnh hưởng của Pirlo thì Đức có thể tấn công và Italia lúc đó buộc phải phòng thủ. Những gì diễn ra cho thấy Italia khá uyển chuyển về chiến thuật tùy vào vai trò của Pirlo trong lối chơi tấn công hay là phòng thủ - phản công. Tóm lại, Đức sẽ thành công nếu họ đừng đánh mất không gian ở trung tuyến vào tay Pirlo, nếu không họ có thể bị trừng phạt bởi các đường chuyền tầm xa chuẩn xác cực kỳ của trái tim hàng tiền vệ Italia này.

Tuy nhiên, cũng có nhận định cho rằng, biết đâu chính Italia là đội khơi mào trận chiến tấn công ngay từ đầu. Nguyên nhân là họ không muốn bị tra tấn thể lực ở phần cuối trận đấu khi kém Đức 2 ngày nghỉ và đang có độ tuổi trung bình nhiều hơn Đức đến 5 tuổi. Trước một đội tuyển Đức trẻ trung, nếu có đánh phủ đầu và có bàn dẫn trước, Italia sẽ dễ kiểm soát tình hình ở phần cuối trận bằng Catenaccio hơn là ngược lại.

Yên Thanh - Việt Quang

Tin cùng chuyên mục