Công nghệ tinh chế Titan

Đừng tham đĩa bỏ mâm

Đừng tham đĩa bỏ mâm
Đừng tham đĩa bỏ mâm ảnh 1

Công nghệ tách chiết quặng titan từ cát đen

Ảnh: Q.A

Cát đen với thành phần chính Rutin (TiO2), Zircon (ZnSiO4) và Ilmenit (FeTiO3) là nguồn nguyên liệu chính để chế biến bột ti tan và ti tan kim loại. Trong đó Ilmenit phổ biến được dùng trong sản xuất que hàn, cứ sắt, đá mài…; Zircon được dùng trong sản xuất sành sứ, thủy tinh, linh kiện điện tử… tạo độ cứng cho sản phẩm.

Còn quí nhất chính là Rutin được biết đến với tính chất siêu nhẹ, siêu bền, dẫn nhiệt thấp chủ yếu được dùng để chế biến hợp kim trong các ngành kỹ thuật hiện đại, nhất là trong công nghiệp quốc phòng và hàng không vũ trụ. 

Trong năm 2003, Việt  Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về trữ lượng xuất khẩu cát đen, trong đó xuất thô khoảng 500 ngàn tấn và khoảng 200 ngàn tấn đã qua tách tuyển với giá bán thô khoảng 50 - 200 USD/tấn.

Nhưng thật nghịch lý là hàng năm chúng ta vẫn phải nhập khoảng 10 ngàn tấn bột dioxit titan tinh với mức giá gần 3 ngàn USD/ tấn từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Australia với tổng giá trị hơn 25 triệu USD. Nhu cầu chung của thế giới về hợp chất này hiện tại là 4 triệu tấn/năm, dự báo sẽ tăng lên 5 triệu tấn/năm vì trong những năm tới  Việt Nam cũng sẽ cần khoảng 20.000 tấn/năm.

Trong khi đó, để xây dựng nhà máy (cỡ vừa và nhỏ) chế biến zircon siêu mịn  chỉ tốn khoảng 3 triệu USD, và đầu tư một nhà máy chế biến dioxit titan cũng chỉ tốn từ 3 đến 5 triệu USD/ một ngàn tấn sản phẩm.Với công nghệ mới hiện nay, có thể lắp đặt được những dây chuyền công suất nhỏ khoảng 5 ngàn tấn, tương đương khoảng 25 triệu USD cho một nhà máy.

Với dây chuyền này, có thể đẩy giá trị của cát đen lên ít nhất 10 lần.

Chuyện tăng giá trị đã thấy rõ, nhưng các công ty khai thác thực sự không muốn nhảy vào vì nếu đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sâu thì chỉ có tiếng đem lại lợi nhuận cho Nhà nước, còn bản thân họ đến “miếng” văng ra từ bãi cát cũng không hẳn là có.

Muốn “đãi cát ra vàng” ngay, các doanh nghiệp chỉ việc xin giấy phép, đứng tên khai thác mà hưởng lợi nhuận chênh lệch. Thực chất, trong diện tích được cấp phép, các công ty chỉ khai thác những khu vực có hàm lượng cao và có khai thác thì cũng chỉ “đào bới” lấy lệ, còn công việc chủ yếu được khoán trắng cho tư nhân.

Với toan tính “lợi nhuận là trên hết”, các đầu nậu này thường bỏ những nơi có hàm lượng thấp, từ 5 đến 15 kg/m3. Phía công ty sẽ thu mua cát khai thác lậu để bù vào trữ lượng không khai thác và hợp thức hóa cát lậu bằng giấy phép được cấp nên không bị thua lỗ.

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khai thác lậu tràn lan. Nghiêm trọng hơn, với kiểu khai thác hiện tại, không những tài nguyên quốc gia bị lãng phí do không khai thác hết mà còn tạo ra tình trạng khai thác lộn xộn một cách vô tội vạ.

Giữa năm 2004, Chính phủ đã có văn bản tạm thời dừng việc khoanh định, phê duyệt, bàn giao khu vực khoáng sản cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy phép khai thác tận thu đối với một số loại khoáng sản kim loại, trong đó có Ilmenit, Zircon, Rutin. Được biết, thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã xúc tiến kêu gọi đầu tư khai thác tinh chế cát đen và đã có một dự án liên doanh với một công ty của Mỹ nhằm xây dựng nhà máy khai thác, tinh chế các sản phẩm từ cát đen.

Tuy nhiên, đến nay dự án này vẫn đang trong quá trình làm thủ tục.

Nhiều người lo rằng khi dự án này được triển khai thì đồng thời các dự án du lịch dọc biển Bình Thuận cũng đã xây dựng, như vậy nguồn nguyên liệu cho nhà máy hoạt động sẽ rất hạn chế.

Bích Ngọc

Tin cùng chuyên mục