Đường bay của những qủa bi sắt

ĐỔI ĐỜI TỪ QUẢ BI SẮT

Một buổi sáng nào đó, nếu ghé vào CLB bi sắt Q.10 (TPHCM), chúng ta sẽ chứng kiến trên 30 VĐV petanque (bi sắt) đang miệt mài tập luyện. Nhìn họ mải mê bo, bắn từng quả bi, ai cũng nghĩ đây là một buổi tập bình thường như bao môn thể thao khác. Tuy nhiên, sau những cú bắn, cú lom bi ấy là những câu chuyện, những mãnh đời vui có, buồn có và âu lo cũng có...

ĐỔI ĐỜI TỪ QUẢ BI SẮT

Đường bay của những qủa bi sắt ảnh 1
Bi thủ Lê Hồng Phước đang đổi đời từ những quả bi sắt. Ảnh : Dũng Phương

Nếu môn petanque ở Hà Nội được khởi đầu bằng những VĐV ở các môn thể thao khác chuyển sang, thì nhiều VĐV đang chơi bi sắt tại TPHCM lại xuất thân là những thanh thiếu niên cơ nhỡ, hoặc từ gia đình nghèo khó.

Học hết lớp 6, Lê Hồng Phước đã từ giã mái trường để lao vào cuộc mưu sinh hầu đỡ gánh lo toan cho gia đình. Hơn 10 năm dầm mưa dãi nắng với nghề phụ hồ ở các công trường xây dựng, rồi lại chuyển sang giữ xe ở bệnh viện Hùng Vương, đến năm 2002 lại chuyển sang chạy xe ôm. Lao động nhọc nhằn quanh năm như thế, thú giải trí duy nhất của Phước trong những lúc rảnh rỗi chính là những quả bi sắt. Lê Hồng Phước hồi tưởng: “Trong xóm tôi có ông bác thường chơi bi sắt và ném rất tài, thấy nó cũng hay hay, tôi xin chơi thử và đâm khoái luôn. Sau này nghe nói tại Cung Văn hóa Lao Động có sân bãi miễn phí, nên những hôm rảnh rỗi tôi lại đạp xe vào đó tập cho vui”.

Từ “tập cho vui ấy”, Hồng Phước đã bước chân vào con đường VĐV lúc nào chẳng hay, để rồi giải VĐQG 2003, dưới màu áo Cung VHLĐ, anh đã giành HCB nội dung đôi nam và HCĐ bộ ba nam. Thành công ấy đã mở ra cho Phước một chân trời mới khi anh đang rất tự hào khoác chiếc áo tuyển thủ quốc gia chuẩn bị tham dự SEA Games 24 tại Thái Lan vào cuối năm naỵ Đã ngoài 40 tuổi, nhưng ngày nhận được cái quyết định được triệu tập vào đội tuyển, Hồng Phước đã reo vui như trẻ nhỏ rồi lại ứa nước mắt xúc động vì niềm hạnh phúc quá lớn. Anh thổ lộ: “Nhiều lúc nằm ngẫm nghĩ, tôi cũng không ngờ những quả bi sắt đã làm thay đổi cuộc đời mình. Từ một thằng phụ hồ, chạy xe ôm, tôi bỗng trở thành một tuyển thủ đại diện cho đất nước chuẩn bị đi thi đấu quốc tế. Cuộc đời đúng như một giấc mơ!”.

Ở những cái sân petanque tại Sài Gòn, còn rất nhiều mảnh đời tìm đến quả bi sắt để mong có một lúc nào đó được thoát nghèo như thế. Câu chuyện chị em nhà cô bé bán phá lấu Thúy Diễm trước đây là một trong những thí dụ điển hình. Hiện nay, cuộc sống tương đối ổn định và căn nhà với trị giá 75 triệu đồng dù ở... vùng xa của Diễm luôn là cái đích cho những VĐV từng lượm banh tennis ở Cung VHLĐ như Phạm Thanh Phong, Phạm Thanh Phú, Lê Nguyễn Triều Dương, Võ Tân Xuân hoặc đi bán vé số như Lê Nguyễn Thị Trang... mơ ước và noi theọ

 “LON” VÀ “GÓI”

Cũng như một số môn thể thao mang tính giải trí như billiards, quần vợt - petanque cũng khó tránh được những cuộc đánh độ mang tính cờ bạc, ăn thuạ Tuy nhiên, mức ăn thua của bi sắt không cao ngất trời như các trò khác vì người chơi đa phần là giới lao động bình dân. Lão tướng Hứa Ngọc Tý cho biết, hồi khoảng giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, những bậc lão làng như ông Sáu C, Tư T, Ba V. A… đánh độ ở bến Nguyễn Duy (Q.8) với số tiền trị giá 1 chỉ vàng y/trận. Ông Tý cũng kể lại một trận thư hùng cách nay rất lâu mà ông vẫn còn nhớ: “Trận đấu diễn ra lúc 1 giờ vào khoảng tháng 7-1973 tại nhị tỳ Quảng Đông giữa anh Mười N và anh Sáu Đ. Hôm đó, khoảng 40-50 người đứng bao quanh sân dưới trời nắng chang chang để xem một phần vì tài năng của hai anh, phần khác là độ này đánh đến 200.000 đồng, trong lúc lương công nhân như tôi chỉ có mười mấy ngàn. Hai bên chơi rất kỹ lưỡng và bám sát nhau từng điểm một. Thỉnh thoảng, anh Mười còn biểu diễn mấy cú bắn carô đẹp mắt theo lời khán giả yêu cầụ Trận đấu giằng co đến hơn 2 giờ, anh Mười mới giành được chiến thắng với điểm số 11-9. Bực tức vì thua trận nên khi về đến bến Nguyễn Duy, anh Sáu đã quăng luôn 3 quả bi xuống sông cho... hạ hỏa”.

Hiện nay, rải rác trên các sân vẫn có những cuộc ăn thua nho nhỏ theo kiểu cho vuị Ông Võ Văn Khải khẳng định : “Sau một thời gian tự tập, nếu muốn thử sức mà không đánh độ thì chẳng ai thèm chơi với mình cả. Muốn chơi thì phải độ với nhau vài lon (nước ngọt), vài gói (thuốc lá) cũng giống như tiền học nghề, chứ ai mà dạy không công cho mình!”. Thời gian sau, chữ “lon” được tính theo đơn vị là 5 ngàn đồng, và “gói” trị giá 10 ngàn đồng. Nên thỉnh thoảng ở các sân bi, nếu bạn nghe họ rủ nhau đánh ăn 1 “lon” hoặc 2 “gói” thì cứ thế mà nhân lên sẽ biết ngay độ đó là bao nhiêu tiền. Tất nhiên, ngoài những độ 5-10 chai bia hoặc 1 chầu nhậu, thỉnh thoảng cũng có các cuộc “chặt chém” lên đến... 5-7 trăm ngàn hoặc cả triệu đồng.

“ĐÁNH TUỒNG”

Chẳng khác billiards, “đánh tuồng” trong petanque cũng rất đa dạng và phong phú. Tùy theo trình độ đối thủ, người trên cơ có thể chấp điểm, chấp bi, đánh tay trái, 2 tia hoặc 3 tia/trận (người trên cơ chỉ được bắn bi 2 hoặc 3 lần trong 1 trận). Hoặc bi thủ Sáu N còn có thể chấp đối thủ non tay bằng cách đánh lòn háng...

Mới đây, ở công viên nọ suýt xảy ra đánh nhau vì chơi “cơm gạo”. Số là trong đánh độ petanque hay một số môn khác, người đánh thua trận thứ 1 có quyền “má bửu” (đặt gấp đôi) ở trận sau, nhưng người thắng lại tìm cách rút lui, thế mới xảy ra cãi vã, may mà những người cùng chơi can ngăn kịp thờị Út M - một tay thường chơi độ cho biết thêm: “Nói vậy chứ đánh độ chẳng dễ ăn đâu! Mỗi ngày chỉ kiếm được chục “lon” hoặc hơn một chút, vì “ăn dày” quá thiên hạ chẳng dám chơị Gặp hôm nào xúi quẩy đụng phải cao thủ, hay bị “đạp giò” (người đánh cặp với mình phản phé, bắt tay với 2 đối thủ để lát nữa chia 3 tiền thắng độ) thì cũng thua cháy túi chứ chẳng chơi”.

Chuyện “ăn thua” còn diễn ra giữa các khán giả khi đến xem một giải thi đấu, nhưng chuyện bi thủ có tiêu cực hay không thì chưa thể kết luận. Tuy nhiên, sau khi dự giải VĐTG tại Thái Lan hồi tháng 9 vừa qua, HLV Bùi Công Phú đã kể lại: “Rất nhiều người không thể lý giải vì sao bi thủ Rako Toarivelo Sylvain (Madagascar), vô địch nội dung bắn bi lại chơi sa sút thảm hại trong trận chung kết nội dung bộ ba với Pháp. Bởi lẽ, ở 9 trận thi đấu trước đó, hiệu suất bắn bi của anh luôn đạt 80-90%, nhưng ở trận cuối thì khoảng 80% cú bắn của anh lại chệch mục tiêu khá xẳ)”.


 HOÀNG THỊNH

Tin cùng chuyên mục