Theo Bloomberg, trước đây, ý tưởng này chỉ phổ biến trong một số đảng nhỏ thân châu Âu tại Quốc hội Anh. Còn hiện nay, viễn cảnh này đã được thảo luận ngay cả trong nội bộ đảng Bảo thủ cầm quyền của Thủ tướng Anh Theresa May. Lý do của xu hướng này là do nội bộ đảng cầm quyền bị phân hóa mạnh mẽ, do không tìm được thỏa hiệp về tương lai của nước Anh hậu Brexit. Phe chống châu Âu trong đảng Bảo thủ không hài lòng với kế hoạch một liên minh thuế quan với Liên minh châu Âu (EU) sau Brexit của bà May, cho rằng kế hoạch này đã “giết chết” giấc mơ về một cuộc chia tay dứt khoát. Công đảng đối lập cũng phản đối gay gắt kế hoạch của bà May.
Hiện Thủ tướng Anh bác bỏ hoàn toàn khả năng tổ chức trưng cầu dân ý lại. Thậm chí, còn dọa các nghị sĩ thân châu Âu của đảng Bảo thủ sẽ cho tổ chức bầu cử trước thời hạn vào mùa hè này nếu kế hoạch của bà bị phản đối. Những diễn biến căng thẳng mới diễn ra sau khi đầu tháng này, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đã đệ đơn từ chức nhằm phản đối các kế hoạch của Chính phủ Anh về một quan hệ thương mại mật thiết với EU sau Brexit. Việc ông Johnson từ chức chưa đầy một ngày sau đơn từ chức của Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit David Davis là minh chứng rõ nét nhất cho thấy các kế hoạch của Thủ tướng Anh đang đứng trước nguy cơ bị “chia thành trăm mảnh”. Sự ra đi của 2 vị quan chức từng gắn bó với bà May ngay từ những ngày đầu bà nhậm chức trong giai đoạn đầy thách thức để đưa nước Anh rời EU an toàn cho thấy bà đang phải đứng đầu một chính phủ không thể đoàn kết trong việc xây dựng một chính sách ngoại giao và thương mại cho thời kỳ chuyển tiếp quan trọng sắp tới.
Những động thái mới cũng đặt ra dấu hỏi lớn về khả năng lèo lái của bà May để có thể giữ vững những cam kết nhằm theo đuổi một Brexit thân thiện với giới doanh nghiệp hay sẽ phải đối mặt với những đơn từ chức từ những người trong hàng ngũ mà bà lãnh đạo. Những người có tư tưởng hoài nghi châu Âu trong nội bộ đảng Bảo thủ cầm quyền tỏ ra giận dữ và cho rằng chiến lược mà nội các Anh thông qua đã phản lại chính lời cam kết của bà May về một lời chia tay dứt khoát với EU. Điều này cũng làm dấy lên quan ngại rằng sẽ có kêu gọi buộc bà May phải từ chức. Chuyên gia Viện Jacques Delors (Pháp) Elvire Fabry lưu ý nếu Thủ tướng Anh bị bỏ phiếu bất tín nhiệm trong nội bộ, rất có thể đến lượt Công đảng sẽ đảm nhiệm việc thương lượng về Brexit với Brussels, và cũng không loại trừ cựu Ngoại trưởng Boris Johnson của đảng Bảo thủ có thể ra ứng cử vào chức thủ tướng.
Thủ tướng Anh giờ phải đứng trước quyết định lớn về việc có nên thay đổi các đề xuất hay kiên trì bám trụ với kế hoạch cùng hy vọng sẽ vượt qua được những phản đối của dư luận. Những toan tính về lợi ích kinh tế, an ninh của Anh là lý do đảo quốc sương mù đưa ra quyết định mở đường thoát khỏi châu Âu 2 năm về trước. Nhưng giờ đây, đường ra thực sự quá trắc trở.
Hiện Thủ tướng Anh bác bỏ hoàn toàn khả năng tổ chức trưng cầu dân ý lại. Thậm chí, còn dọa các nghị sĩ thân châu Âu của đảng Bảo thủ sẽ cho tổ chức bầu cử trước thời hạn vào mùa hè này nếu kế hoạch của bà bị phản đối. Những diễn biến căng thẳng mới diễn ra sau khi đầu tháng này, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đã đệ đơn từ chức nhằm phản đối các kế hoạch của Chính phủ Anh về một quan hệ thương mại mật thiết với EU sau Brexit. Việc ông Johnson từ chức chưa đầy một ngày sau đơn từ chức của Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit David Davis là minh chứng rõ nét nhất cho thấy các kế hoạch của Thủ tướng Anh đang đứng trước nguy cơ bị “chia thành trăm mảnh”. Sự ra đi của 2 vị quan chức từng gắn bó với bà May ngay từ những ngày đầu bà nhậm chức trong giai đoạn đầy thách thức để đưa nước Anh rời EU an toàn cho thấy bà đang phải đứng đầu một chính phủ không thể đoàn kết trong việc xây dựng một chính sách ngoại giao và thương mại cho thời kỳ chuyển tiếp quan trọng sắp tới.
Những động thái mới cũng đặt ra dấu hỏi lớn về khả năng lèo lái của bà May để có thể giữ vững những cam kết nhằm theo đuổi một Brexit thân thiện với giới doanh nghiệp hay sẽ phải đối mặt với những đơn từ chức từ những người trong hàng ngũ mà bà lãnh đạo. Những người có tư tưởng hoài nghi châu Âu trong nội bộ đảng Bảo thủ cầm quyền tỏ ra giận dữ và cho rằng chiến lược mà nội các Anh thông qua đã phản lại chính lời cam kết của bà May về một lời chia tay dứt khoát với EU. Điều này cũng làm dấy lên quan ngại rằng sẽ có kêu gọi buộc bà May phải từ chức. Chuyên gia Viện Jacques Delors (Pháp) Elvire Fabry lưu ý nếu Thủ tướng Anh bị bỏ phiếu bất tín nhiệm trong nội bộ, rất có thể đến lượt Công đảng sẽ đảm nhiệm việc thương lượng về Brexit với Brussels, và cũng không loại trừ cựu Ngoại trưởng Boris Johnson của đảng Bảo thủ có thể ra ứng cử vào chức thủ tướng.
Thủ tướng Anh giờ phải đứng trước quyết định lớn về việc có nên thay đổi các đề xuất hay kiên trì bám trụ với kế hoạch cùng hy vọng sẽ vượt qua được những phản đối của dư luận. Những toan tính về lợi ích kinh tế, an ninh của Anh là lý do đảo quốc sương mù đưa ra quyết định mở đường thoát khỏi châu Âu 2 năm về trước. Nhưng giờ đây, đường ra thực sự quá trắc trở.