ECB họp để quyết định “khai tử” đồng 500 EUR

Sau lần xem xét vào năm 2005, ngày 4-5, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lại có cuộc họp nhằm quyết định có “khai tử” đồng 500 EUR hay không. Đây là đồng bạc có mệnh giá lớn nhất của Khu vực sử dụng đồng EUR (Eurozone) và bị điều tiếng là được dùng nhiều trên thị trường chợ đen, trong hoạt động rửa tiền và tài trợ cho khủng bố.
ECB họp để quyết định “khai tử” đồng 500 EUR

Sau lần xem xét vào năm 2005, ngày 4-5, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lại có cuộc họp nhằm quyết định có “khai tử” đồng 500 EUR hay không. Đây là đồng bạc có mệnh giá lớn nhất của Khu vực sử dụng đồng EUR (Eurozone) và bị điều tiếng là được dùng nhiều trên thị trường chợ đen, trong hoạt động rửa tiền và tài trợ cho khủng bố.

Tờ 500 EUR

Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết, ECB sẽ xem xét nghiêm túc việc khai tử tờ tiền mệnh giá lớn này vì nó đang được sử dụng trong các hoạt động phạm pháp. Ông cho rằng tờ 500 EUR có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động rửa tiền vì việc vận chuyển dễ dàng và khó phát hiện.

Bộ trường Tài chính Pháp Michel Sapin mới đây cũng cho rằng đồng 500 EUR thường được sử dụng để cất giấu hơn là cho mục đích mua bán. Đồng 500 EUR hiện chiếm khoảng 3% tổng số tờ tiền euro đang được lưu hành, song xét về giá trị thì lại chiếm tới 28% dù loại tiền này không được sử dụng thường xuyên trong các giao dịch. Lượng tờ tiền mệnh giá 500 EUR lưu thông trong năm 2015 lên tới 306,8 tỷ EUR và số lượng tăng kể từ khi ra đời.

Trong một diễn biến có liên quan, thống kê của Cục cảnh sát hình sự liên bang Đức (BKA) vừa công bố cho thấy các hoạt động tội phạm liên quan tiền giả đang ngày càng gia tăng tại nền kinh tế đầu tàu châu Âu này.

Cụ thể, năm 2015 có tới 86.500 vụ việc liên quan sử dụng tiền giả, tăng 42% so với năm 2014. BKA ước tính có khoảng 112.000 tờ tiền giả nhiều loại mệnh giá với tổng giá trị khoảng 5,5 triệu EUR đang lưu hành trái phép tại thị trường Đức. Đồng 50 EUR là loại tiền bị làm giả nhiều nhất khi chiếm tới 50% tổng số các tờ tiền giả, tiếp đến là đồng 20 EUR, chiếm 37%.

Theo BKA, nguồn gốc của các loại tiền EUR giả này xuất phát chủ yếu từ thành phố Napoli của Italia và các loại tiền giả được giao dịch công khai trên mạng internet.

Hạnh Xuân 

Tin cùng chuyên mục