Ngày 25-11, Bộ Công thương đã tổ chức cuộc họp đánh giá hiệu quả của việc tận dụng lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do (FTA) đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Theo đó, hầu hết các doanh nghiệp đều khẳng định, FTA đã tạo thị trường xuất khẩu tiềm năng rất lớn cho doanh nghiệp Việt.
Ngày 18-11, tại TPHCM Bộ Công thương đã tổ chức Hội nghị “Xuất khẩu vào các thị trường FTA - Giải bài toán phát triển bền vững”. Nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thuộc nhiều lĩnh vực, ngành hàng các tỉnh, thành phía Nam đã nêu những khó khăn cần tháo gỡ khi thâm nhập thị trường xuất khẩu.
Ngày 18-11, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Xuất khẩu vào các thị trường FTA - Giải bài toán phát triển bền vững”. Hơn 300 doanh nghiệp xuất khẩu thuộc nhiều lĩnh vực, ngành hàng phía Nam và các doanh nghiệp thuộc hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu, Hoa Kỳ đã tham dự chương trình.
Nhân dịp đầu xuân Nhâm Dần 2022, ông Martin Maier, Tổng lãnh sự Thụy Sĩ tại TPHCM, đã có bài viết chia sẻ về chặng đường 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Sĩ.
Thông tin gần đây cho biết, Ấn Độ và Australia đang trên đà ký kết một thỏa thuận tạm thời nhằm mở đường cho hiệp định thương mại tự do (FTA) rộng lớn hơn mà hai nước hy vọng sẽ ký vào năm tới.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - được coi là hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn nhất thế giới (hiệu lực từ ngày 1-1-2022), mở ra cơ hội vàng cho kinh tế Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa.
Nhận định về kinh tế Việt Nam, truyền thông quốc tế cho rằng Việt Nam đã hoàn thành một số chỉ tiêu kinh tế trong năm 2021 bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trở thành một trong 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới về thương mại quốc tế.
Ngày 26-11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng đoàn cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Geneva, TP Geneva, thăm chính thức Liên bang Thụy Sĩ theo lời mời của Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Guy Parmelin.
Việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước đã giúp nhiều hàng hóa Việt Nam, trong đó có nông, thủy sản rộng cửa ra thế giới. Ở chiều ngược lại, thị trường trong nước cũng đang đón nhận nhiều hàng hóa nông, thủy sản từ các nước, đặc biệt là các quốc gia có hợp tác thương mại với Việt Nam, tạo thêm sự phong phú mặt hàng, thêm lựa chọn cho người tiêu dùng.
Ngày 5-11, Trường Đại học Luật TPHCM và Quỹ Rosa-Luxemburg-Stiftung-Southeast Asia tổ chức hội thảo quốc tế “Thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tại Việt Nam: Những thách thức trong lĩnh vực lao động, môi trường và sở hữu trí tuệ”.
Saudi Arabia đang nối lại các cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do (FTA) với 11 quốc gia như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ… nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và nâng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng phi dầu mỏ trong GDP.
Tham tán thương mại Nguyễn Cảnh Cường thuộc Thương vụ Việt Nam tại Anh và Bắc Ireland chia sẻ, hiện thị trường Anh đang có nhu cầu lớn về nông sản chất lượng cao và Thương vụ Việt Nam tại nước này sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội.
Việc tuân thủ cam kết của các hiệp định thương mại tự do (FTA) không chỉ giúp hàng Việt cạnh tranh sòng phẳng với hàng hóa của các quốc gia khác trên thế giới mà còn từng bước nâng cao vị thế trong sân chơi hội nhập.
Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Giai đoạn 2021-2025, công tác ngoại giao kinh tế tại TP Đà Nẵng sẽ tập trung vào 4 định hướng lớn, chú trọng bám sát tình hình mới, quán triệt các chủ trương, chính sách quan trọng của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Đại hội Đảng bộ TP Đà Nẵng lần thứ XXII. Đó là một nội dung nằm trong Hội nghị tổng kết công tác ngoại giao kinh tế 2016-2020 được UBND TP Đà Nẵng tổ chức chiều 12-3.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia 13 hiệp định thương mại tự do (FTA). Các FTA trở thành sân chơi, tạo điều kiện cho sản phẩm Việt Nam có cơ hội xuất khẩu sang nhiều thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới.
Trong năm 2021, mức độ cạnh tranh giữa hàng hóa trong nước với hàng nhập khẩu được dự báo sẽ gay gắt hơn bởi theo lộ trình giảm thuế từ các Hiệp định thương mại (FTA), hàng ngoại sẽ tràn vào Việt Nam với mức thuế về 0%. Trong bối cảnh đó, việc đưa ra những chiến lược phù hợp để giành lợi thế, giữ sân nhà là vấn đề cấp thiết với doanh nghiệp (DN) Việt.