Theo đó, số lượng doanh nghiệp (DN) của TPHCM và các tỉnh, thành tham gia giới thiệu, trưng bày hàng hóa tại hội nghị lên tới gần 2.800 DN, đến từ khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam và TPHCM. Các mặt hàng giới thiệu tại hội nghị năm nay chủ yếu là hàng đặc sản của các tỉnh, thành; hàng nông sản, thực phẩm tươi sống và chế biến đạt chuẩn an toàn, có truy xuất nguồn gốc; hàng thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng có tiềm năng xuất khẩu.
Năm nay, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các địa phương, ban tổ chức đã mở rộng quy mô của hội nghị, thời gian kéo dài hơn với nhiều điểm khác biệt so với các năm trước. Cụ thể, bên cạnh việc tìm đầu ra cho sản phẩm mới, sản phẩm chưa có thị trường tại TPHCM, mục tiêu của hội nghị còn tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình giao dịch gặp phải trong thời gian qua; qua đó, tăng cường các mối liên kết, quan hệ hợp tác đã thiết lập giữa các bên, hướng đến mục tiêu hình thành các chuỗi cung ứng tối ưu.
Bên cạnh việc kết nối hàng nông sản, sản phẩm đặc sản truyền thống, hội nghị năm nay còn mở rộng, kết nối các sản phẩm công nghiệp, công nghiệp phụ trợ, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của các tỉnh, thành và sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Riêng về hàng xuất khẩu, ban tổ chức chưa đặt kỳ vọng lớn vào kết quả kết nối từ hội nghị năm nay. Tuy nhiên, với sự tích cực của các tập đoàn phân phối lớn đang hoạt động tại TPHCM như Saigon Co.op, Satra, Centra Group, Lotte, MM Mega Market… cũng như qua rà soát hơn 1.200 DN xuất khẩu lớn của TPHCM, ban tổ chức tin tưởng, đây sẽ là kênh kết nối hữu hiệu để đưa sản phẩm đặc sắc của Việt Nam ra thị trường thế giới.
Bên cạnh kết nối nhà cung ứng - nhà phân phối, hội nghị còn tập trung kết nối giữa các nhà sản xuất, giữa các tổ chức tín dụng với DN sản xuất kinh doanh. Ví dụ, các đơn vị cung ứng nông sản như mè, đậu phộng, hạt sen, trái cây… sẽ được kết nối với DN sản xuất, chế biến bánh kẹo, thực phẩm chế biến hay các đơn vị sản xuất máy móc, nông cụ có thể kết nối với các hợp tác xã nuôi trồng.
Ngoài việc kết nối trực tiếp theo phương thức truyền thống, hội nghị năm nay còn thực hiện kết nối online thông qua website www.ketnoicungcau.vn, để DN chủ động tiếp cận, kết nối. Các nhà phân phối thiết lập các trạm thông tin trao đổi cụ thể với các nhà cung ứng về nhu cầu chất lượng, bao bì, thị hiếu của người tiêu dùng thành phố, từ đó định hướng sản xuất những sản phẩm thị trường đang có nhu cầu.
Bên cạnh việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hội nghị cũng tổ chức các hội thảo chuyên đề như “Kết nối sản phẩm vào kênh phân phối hiện đại”, “Kết nối cung cầu sản phẩm công nghiệp - công nghiệp hỗ trợ 2017”, “Kết nối sản phẩm vào kênh phân phối truyền thống”, tọa đàm “Các giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối cung cầu và truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản thực phẩm”…
Theo Sở Công thương TPHCM, sau 6 lần tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa giữa TPHCM và các tỉnh thành, đến nay quy mô hội nghị ngày càng mở rộng, hàng hóa phong phú, số lượng địa phương và DN tham gia ký kết hợp đồng cung ứng và bao tiêu sản phẩm ngày càng gia tăng với 1.761 hợp đồng và tổng giá trị hàng hóa giao dịch đạt hàng chục ngàn tỷ đồng.
Năm nay, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các địa phương, ban tổ chức đã mở rộng quy mô của hội nghị, thời gian kéo dài hơn với nhiều điểm khác biệt so với các năm trước. Cụ thể, bên cạnh việc tìm đầu ra cho sản phẩm mới, sản phẩm chưa có thị trường tại TPHCM, mục tiêu của hội nghị còn tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình giao dịch gặp phải trong thời gian qua; qua đó, tăng cường các mối liên kết, quan hệ hợp tác đã thiết lập giữa các bên, hướng đến mục tiêu hình thành các chuỗi cung ứng tối ưu.
Bên cạnh việc kết nối hàng nông sản, sản phẩm đặc sản truyền thống, hội nghị năm nay còn mở rộng, kết nối các sản phẩm công nghiệp, công nghiệp phụ trợ, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của các tỉnh, thành và sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Riêng về hàng xuất khẩu, ban tổ chức chưa đặt kỳ vọng lớn vào kết quả kết nối từ hội nghị năm nay. Tuy nhiên, với sự tích cực của các tập đoàn phân phối lớn đang hoạt động tại TPHCM như Saigon Co.op, Satra, Centra Group, Lotte, MM Mega Market… cũng như qua rà soát hơn 1.200 DN xuất khẩu lớn của TPHCM, ban tổ chức tin tưởng, đây sẽ là kênh kết nối hữu hiệu để đưa sản phẩm đặc sắc của Việt Nam ra thị trường thế giới.
Bên cạnh kết nối nhà cung ứng - nhà phân phối, hội nghị còn tập trung kết nối giữa các nhà sản xuất, giữa các tổ chức tín dụng với DN sản xuất kinh doanh. Ví dụ, các đơn vị cung ứng nông sản như mè, đậu phộng, hạt sen, trái cây… sẽ được kết nối với DN sản xuất, chế biến bánh kẹo, thực phẩm chế biến hay các đơn vị sản xuất máy móc, nông cụ có thể kết nối với các hợp tác xã nuôi trồng.
Ngoài việc kết nối trực tiếp theo phương thức truyền thống, hội nghị năm nay còn thực hiện kết nối online thông qua website www.ketnoicungcau.vn, để DN chủ động tiếp cận, kết nối. Các nhà phân phối thiết lập các trạm thông tin trao đổi cụ thể với các nhà cung ứng về nhu cầu chất lượng, bao bì, thị hiếu của người tiêu dùng thành phố, từ đó định hướng sản xuất những sản phẩm thị trường đang có nhu cầu.
Bên cạnh việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hội nghị cũng tổ chức các hội thảo chuyên đề như “Kết nối sản phẩm vào kênh phân phối hiện đại”, “Kết nối cung cầu sản phẩm công nghiệp - công nghiệp hỗ trợ 2017”, “Kết nối sản phẩm vào kênh phân phối truyền thống”, tọa đàm “Các giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối cung cầu và truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản thực phẩm”…
Theo Sở Công thương TPHCM, sau 6 lần tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa giữa TPHCM và các tỉnh thành, đến nay quy mô hội nghị ngày càng mở rộng, hàng hóa phong phú, số lượng địa phương và DN tham gia ký kết hợp đồng cung ứng và bao tiêu sản phẩm ngày càng gia tăng với 1.761 hợp đồng và tổng giá trị hàng hóa giao dịch đạt hàng chục ngàn tỷ đồng.