Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính Agreults (AVERP).
Dự án AVERP hướng đến mục tiêu thúc đẩy phát triển, thử nghiệm và nhân rộng các công nghệ, công cụ, phương pháp tiên tiến trong quá trình sản xuất lúa gạo nhằm giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Dự án áp dụng cơ chế thưởng bằng tiền nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân… sản xuất lúa gạo bằng những sáng kiến mới, tiến bộ, để góp phần giảm khí phát thải nhà kính...
Dự án AVERP dự kiến hỗ trợ phát triển sinh kế cho khoảng 75.000 hộ nông dân, giảm phát thải khoảng 375.000 tấn CO2, tiết kiệm khoảng 15% chi phí đầu vào cho các nông hộ và hỗ trợ khoảng 200 doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh thông qua cung cấp dịch vụ, sản xuất, chế biến.
AVERP được chia thành 2 giai đoạn thử nghiệm và nhân rộng. Trong đó, giai đoạn thử nghiệm bắt đầu từ vụ mùa năm 2017 đến vụ đông xuân năm 2018. Giai đoạn nhân rộng gồm 6 vụ liên tiếp, từ vụ đông xuân năm 2019, đến vụ mùa năm 2021. Tổ chức SNV là cơ quan quản lý dự án.
Tại hội thảo, các nhà chuyên môn cho rằng, để giảm phát thải khí nhà kính, nông dân cần tránh việc đốt rơm rạ mà xử lý bằng chế phẩm sinh học và cày vùi vào đất hoặc thu gom; đồng thời thực hiện gieo cấy thưa gắn với bón phân, tưới nước tiết kiệm… Áp dụng kỹ thuật tưới lúa xen kẽ, sử dụng phân bón hữu cơ và các loại phân bón thế hệ mới, tiết kiệm đạm, lân, giúp giảm thất thoát phân bón.
Các tin, bài viết khác
-
Đổ nợ vì sâm Ngọc Linh chết hàng loạt
-
Xuất khẩu điều giảm do giá dầu tăng, dịch bệnh, chiến tranh Nga - Ukraina
-
TP Cần Thơ có 40 sản phẩm OCOP 4 sao
-
Nước mắm Việt Nam hướng tới xuất khẩu
-
“Thủ lĩnh” trồng lúa nếp hữu cơ
-
Chế tài mạnh việc xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định
-
Tây Nguyên: Tái canh, ghép cải tạo hơn 38.000ha cà phê
-
Sóc Trăng xử lý nhiều vi phạm trong lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
-
Đưa nông sản Tây Nguyên xuất ngoại
-
Quảng Trị: Phát triển dược liệu gắn với chương trình OCOP