Có thể nói nền văn minh cơ khí của người Việt là do người Pháp mới mang vào hồi cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Với ngay cả châu Âu thì văn minh cơ khí cũng mới chỉ có những bước đầu sáng chế và hoàn thiện dần khi tìm ra đầu máy hơi nước. Đó là đại biểu lớn nhất của cách mạng công nghiệp 1.0 từng làm thay đổi nhân loại trong vòng hơn một thế kỷ qua.
Cho đến tận giữa thế kỷ trước người châu Á vẫn có những dụng cụ để đo thời gian trong ngày của mình. Cách tính toán theo lịch mặt trăng định ra ngày tháng. Cách tính toán thời khắc bằng chiếc đồng hồ cát hoặc đồng hồ nước định ra giờ giấc trong ngày gồm có 12 giờ gọi bằng tên con giáp là Tý, Sửu, Dần, Mão… Giờ Tý bắt đầu từ 23 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau. Giờ Ngọ vắt từ 11 giờ sang 13 giờ nên phải có thêm cách gọi “chính ngọ” là 12 giờ trưa.
Đồng hồ cát thường chạy êm đến mức gần như không tiếng động. Một bình cát chạy được nửa ngày cần phải có người túc trực đảo chiều. Đồng hồ cát cổ xưa này hiện vẫn còn được dùng trong vài phòng tắm hơi sauna ở những thành phố lớn. Nơi khách hàng không thể mang vào bất cứ vật dụng gì ngoài chiếc khăn mặt quấn lưng. Muốn đếm thời gian phải làm động tác đầu tiên là quay ngược chiếc đồng hồ cát trong ấy để biết lúc cần phải ra khỏi phòng.
Đồng hồ nước cổ xưa hơn hiện đã không còn ai dùng nữa. Nguyên lý nước chảy cũng như đồng hồ cát mà thôi. Duy chỉ có âm thanh thánh thót mà nó vang ra là khác hẳn. Từng giọt nước khoan nhặt rơi xuống vào đêm yên tĩnh nghe như một bản nhạc buồn không dứt. Dân ca quan họ Bắc Ninh có câu ca cổ “Đêm qua nhớ bạn” nói về chiếc đồng hồ này một cách rất sinh động ví von “Tai tôi nghe… là nghe… giọt đồng hồ nó mấy kêu… ấy là kêu thánh thót/ Buồn dậy tôi ngâm câu thơ… dế nó lại giăng theo…”. Âm thanh của chiếc đồng hồ nước không ngờ lại được lưu truyền đến tận nay dù rằng số người được tận mắt nhìn thấy chiếc đồng hồ ấy hoạt động e rằng đã thành thiên cổ từ vài trăm năm trước.
Âm thanh của chiếc đồng hồ nước không ngờ cũng lại được tái hiện trong chiếc đồng hồ cơ khí của Thụy Sĩ hồi đầu thế kỷ trước. Chiếc đồng hồ đeo tay Wyler không phải là loại đồng hồ được ưa chuộng lắm vì chạy sai giờ và hay chết vặt. Dân phố gọi là “đồng hồ Vi-le vừa nghe vừa lắc”. Thế nhưng ban đêm nó phát ra âm thanh thật tuyệt vời như đồng hồ nước khiến rất nhiều dân chơi thích thú sưu tầm. Thời thuộc Pháp dĩ nhiên Hà Nội dùng đồng hồ Pháp và châu Âu là chủ yếu. Những nhãn hiệu được ưa chuộng bấy giờ phải là Omega, Movado, Longines.
Suốt những năm chiến tranh vắt sang thời kỳ bao cấp khó khăn, người Hà Nội vẫn âm thầm chơi những loại đồng hồ mà mình có thể kiếm được. Đồng hồ để bàn Liên Xô nhãn hiệu Slava, đồng hồ Trung Quốc có hình vệ tinh chạy xoay quanh quả đất. Đồng hồ đeo tay phổ biến nhập về từ Liên Xô bán cho các cán bộ lãnh đạo. Thành phần này ít khi phải dùng đến đồng hồ nhất nên gia đình họ sẽ mang bán lại ra thị trường. Một vài du học sinh cũng mang đồng hồ đeo tay Liên Xô về bán. Chủ yếu là các thương hiệu Poljot, Slava, Raketa chỉ có duy nhất tính năng chỉ giờ và lên dây cót bằng tay. Cũng là của hiếm, đám thanh niên có một chiếc Poljot thường xuyên phải cho bạn mượn để dùng vào công cuộc chinh phục nhan sắc.
Cho đến tận giữa thế kỷ trước người châu Á vẫn có những dụng cụ để đo thời gian trong ngày của mình. Cách tính toán theo lịch mặt trăng định ra ngày tháng. Cách tính toán thời khắc bằng chiếc đồng hồ cát hoặc đồng hồ nước định ra giờ giấc trong ngày gồm có 12 giờ gọi bằng tên con giáp là Tý, Sửu, Dần, Mão… Giờ Tý bắt đầu từ 23 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau. Giờ Ngọ vắt từ 11 giờ sang 13 giờ nên phải có thêm cách gọi “chính ngọ” là 12 giờ trưa.
Đồng hồ cát thường chạy êm đến mức gần như không tiếng động. Một bình cát chạy được nửa ngày cần phải có người túc trực đảo chiều. Đồng hồ cát cổ xưa này hiện vẫn còn được dùng trong vài phòng tắm hơi sauna ở những thành phố lớn. Nơi khách hàng không thể mang vào bất cứ vật dụng gì ngoài chiếc khăn mặt quấn lưng. Muốn đếm thời gian phải làm động tác đầu tiên là quay ngược chiếc đồng hồ cát trong ấy để biết lúc cần phải ra khỏi phòng.
Đồng hồ nước cổ xưa hơn hiện đã không còn ai dùng nữa. Nguyên lý nước chảy cũng như đồng hồ cát mà thôi. Duy chỉ có âm thanh thánh thót mà nó vang ra là khác hẳn. Từng giọt nước khoan nhặt rơi xuống vào đêm yên tĩnh nghe như một bản nhạc buồn không dứt. Dân ca quan họ Bắc Ninh có câu ca cổ “Đêm qua nhớ bạn” nói về chiếc đồng hồ này một cách rất sinh động ví von “Tai tôi nghe… là nghe… giọt đồng hồ nó mấy kêu… ấy là kêu thánh thót/ Buồn dậy tôi ngâm câu thơ… dế nó lại giăng theo…”. Âm thanh của chiếc đồng hồ nước không ngờ lại được lưu truyền đến tận nay dù rằng số người được tận mắt nhìn thấy chiếc đồng hồ ấy hoạt động e rằng đã thành thiên cổ từ vài trăm năm trước.
Âm thanh của chiếc đồng hồ nước không ngờ cũng lại được tái hiện trong chiếc đồng hồ cơ khí của Thụy Sĩ hồi đầu thế kỷ trước. Chiếc đồng hồ đeo tay Wyler không phải là loại đồng hồ được ưa chuộng lắm vì chạy sai giờ và hay chết vặt. Dân phố gọi là “đồng hồ Vi-le vừa nghe vừa lắc”. Thế nhưng ban đêm nó phát ra âm thanh thật tuyệt vời như đồng hồ nước khiến rất nhiều dân chơi thích thú sưu tầm. Thời thuộc Pháp dĩ nhiên Hà Nội dùng đồng hồ Pháp và châu Âu là chủ yếu. Những nhãn hiệu được ưa chuộng bấy giờ phải là Omega, Movado, Longines.
Suốt những năm chiến tranh vắt sang thời kỳ bao cấp khó khăn, người Hà Nội vẫn âm thầm chơi những loại đồng hồ mà mình có thể kiếm được. Đồng hồ để bàn Liên Xô nhãn hiệu Slava, đồng hồ Trung Quốc có hình vệ tinh chạy xoay quanh quả đất. Đồng hồ đeo tay phổ biến nhập về từ Liên Xô bán cho các cán bộ lãnh đạo. Thành phần này ít khi phải dùng đến đồng hồ nhất nên gia đình họ sẽ mang bán lại ra thị trường. Một vài du học sinh cũng mang đồng hồ đeo tay Liên Xô về bán. Chủ yếu là các thương hiệu Poljot, Slava, Raketa chỉ có duy nhất tính năng chỉ giờ và lên dây cót bằng tay. Cũng là của hiếm, đám thanh niên có một chiếc Poljot thường xuyên phải cho bạn mượn để dùng vào công cuộc chinh phục nhan sắc.
Minh họa: D.KHANH
Hà Nội những năm 70 đã từng cho ra đời một xí nghiệp đồng hồ ở phố Trần Quốc Toản với tham vọng sản xuất ra cỗ máy đo thời gian vào hàng tinh xảo nhất quả đất. Tuy nhiên vẫn chỉ dừng ở tham vọng cho đến tận hôm nay. Cuối cùng thì cũng chỉ sửa chữa vặt được vài loại đồng hồ đơn giản rẻ tiền và lắp ráp đồng hồ pin nhập máy từ nước ngoài. Giờ thì người ta nhập khẩu đồng hồ về bán khắp cả nước. Kịp thời cho ra mắt hầu hết những đồng hồ đắt tiền và thời thượng nhất thế giới. Ngạc nhiên ở chỗ nếu để xem giờ thì có nhiều đồng hồ điện tử chính xác và bền hơn rất nhiều đồng hồ cơ truyền thống. Đồng hồ đeo tay bây giờ gần như chỉ làm mỗi một việc là trang trí cổ tay mà thôi.
Những cỗ máy cơ khí đo thời gian tinh xảo nhiều tính năng và thẩm mỹ tuyệt vời có giá đến hàng triệu USD hình như đã khiến cho ngành công nghiệp đồng hồ của Việt Nam ngày một xa rời với tham vọng ban đầu.