Hà Nội khai trương các Hệ thống thông tin, ứng dụng dùng chung

Chiều 9-2, UBND TP Hà Nội khai trương các Hệ thống thông tin, ứng dụng dùng chung phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của thành phố.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, với việc sớm đưa vào vận hành các Hệ thống thông tin dùng chung thể hiện rõ quyết tâm của thành phố trong việc thực hiện “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.

Đồng thời, tạo ra những thay đổi đột phá trong công tác cải cách hành chính, bảo đảm hoạt động của chính quyền thành phố công khai minh bạch, hiệu lực, hiệu quả; với mục tiêu phục vụ tốt nhất hoạt động của người dân và doanh nghiệp. Trong thời gian tới, để các Hệ thống thông tin dùng chung hoạt động hiệu quả, đáp ứng đúng kỳ vọng, rất cần có sự phối hợp, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương trong việc kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu. Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị Bộ TT-TT và Ban Cơ yếu Chính phủ tiếp tục hỗ trợ TP Hà Nội trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đối với các hệ thống.

Hà Nội khai trương các Hệ thống thông tin, ứng dụng dùng chung ảnh 1

Hà Nội khai trương hệ thống thông tin ứng dụng dùng chung

Hiện TP Hà Nội đã vận hành khai thác sử dụng 4 hệ thống thông tin, ứng dụng quan trọng, gồm: Hệ thống thông tin báo cáo thành phố, Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tập trung, Kênh tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân và doanh nghiệp qua ứng dụng Zalo, Ứng dụng quản lý cuộc họp tại UBND TP Hà Nội. Đến nay đã có 633 cơ quan, đơn vị (23 sở, ban, ngành; 30 quận, huyện và 579 xã, phường, thị trấn) đã tham gia triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành thành phố; đã tổ chức khởi tạo bàn giao 31.345 tài khoản cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cập nhật 96.240 văn bản lên hệ thống.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Khu thực nghiệm các giống hoa mới tại Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM. Ảnh: VIẾT CHUNG - ĐĂNG QUÂN

Để nền công nghiệp sinh học vươn tầm - Bài 1: Ươm mầm xanh, gieo sự sống

Nếu tính từ cột mốc năm 2005 (Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 50-CT/TW về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước) thì đến nay đã 18 năm nước ta đề ra chiến lược phát triển nền công nghiệp sinh học. Dù đi sau so với thế giới nhưng Việt Nam cũng đạt được một số kết quả quan trọng trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học vào đời sống.

Câu chuyện công nghệ

Điện thoại Vertu được bảo mật như thế nào?

Bảo mật luôn là vấn đề được nhiều người dùng quan tâm, nhất là trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay và với di động Vertu, ngoài việc tập trung đầu tư về thiết kế với những vật liệu quý hiếm, thương hiệu Vertu còn chú trọng đầu tư về hệ thống bảo mật cho người dùng.