Khắc phục nước về vùng trũng
Sau mỗi trận mưa lớn, hàng chục tuyến đường lại bị nhấn chìm trong nước. Một số tuyến phố nước ngập sâu 0,5m, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trước thực tế này, TPHCM đã và đang đầu tư mở rộng đường, hệ thống thoát nước các trục chính trên địa bàn. Cụ thể như mương thoát nước mưa A41 của sân bay Tân Sơn Nhất có 2 nhánh dẫn về cống thoát nước đường Cộng Hòa, tuyến đường Út Tịch thoát nước ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (quận Tân Bình), đường Đỗ Xuân Hợp, Lê Văn Việt (quận 9), khu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm (quận 11, quận 6)… Trên cơ sở đó sẽ phát triển hệ thống thoát nước tại các tuyến đường, hẻm kết nối vào. Có một thực tế, do khoảng cách từ trung tâm, khu vực bị ngập nước ra đến bên ngoài khu vực thoát nước sông, biển quá xa, dẫn đến dòng chảy yếu nên việc tiêu thoát trong thời gian ngắn nhất không thể nhanh được, dẫn đến úng ngập cục bộ.
Có thể nói, từ năm 2014 đến nay, với nỗ lực của các ngành chức năng và sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của lãnh đạo thành phố, nhiều khu vực bị ngập nước trước đây đã có những cải thiện đáng kể. Khu vực trung tâm TP đã thực hiện các dự án thoát nước lớn như: dự án Vệ sinh môi trường (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè); kênh Tân Hóa - Lò Gốm (các quận 6, 11, Tân Phú, Tân Bình); dự án Cải thiện môi trường lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - Kênh Đôi - Kênh Tẻ và các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách hoàn thành đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn tình hình ngập gây bức xúc dư luận thường xuyên diễn ra ở lưu vực thi công dự án thoát nước trên các tuyến đường Âu Cơ, Đồng Đen, Hòa Bình, Nguyễn Hồng Đào, Trương Công Định, Bàu Cát, Hồng Lạc, Tân Hóa, Đặng Nguyên Cẩn, Phạm Phú Thứ, An Dương Vương, Phan Anh. Đặc biệt, trong đợt mưa lớn kết hợp triều cường thời gian gần đây đã khiến một số khu vực trũng thấp (Tân Hóa - Lò Gốm; đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức; Lương Định Của, Nguyễn Văn Hưởng, quận 2; Phú Định, quận 8; Huỳnh Tấn Phát, quận 7; đường Lê Văn Lương, huyện Nhà Bè… bị ngập nặng.
Theo một số chuyên gia, các giải pháp mà TPHCM đang áp dụng như nâng cao nền đường cũng chỉ “đẩy” nước chảy từ nơi cao sang nơi thấp trũng khác. Nhiều chuyên gia xây dựng cho rằng, việc mở rộng kênh rạch làm cống tiêu thoát nước để chống ngập phải mất nhiều thời gian và tốn nguồn kinh phí rất lớn để xây dựng, đền bù, giải tỏa. Việc nạo vét kênh, rạch làm cống thoát nước lớn hơn cũng không thể giải quyết được vấn đề thoát nước khi mưa lớn vì mặt bằng địa hình TPHCM có những nơi bị trũng hoặc thấp hơn mặt bằng của sông, kênh nên nước sẽ không thể chảy nhanh, thậm chí còn gây ngập nặng hơn. Cùng với đó là tình trạng lấn chiếm hệ thống thoát nước gây cản trở dòng chảy.
Nâng cao hiệu quả duy tu, nạo vét cống
Từ nay đến năm 2020, TPHCM đưa vào kế hoạch trung hạn cải tạo nâng cấp đường và hệ thống thoát nước các tuyến trục chính còn lại; trong đó, tập trung ưu tiên những khu vực ngập nặng, ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân. Theo quy hoạch tổng thể thoát nước TPHCM đến năm 2020, TP cần có 6.000km cống các loại trong phạm vi 581,51km2 (thuộc 6 vùng thoát nước). Tuy nhiên, hiện TP mới đầu tư được khoảng 43,22%; còn thiếu hơn 3.407km cống các loại cần bổ sung.
Để xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, nhìn từ công tác chống ngập, thiết nghĩ TP cần tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, quần chúng; các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP về công tác tuyên truyền, phòng chống ngập nước, phòng chống (thiên tai). Song song đó, nâng cao tinh thần chủ động, ý thức của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và các cơ quan, đơn vị sẵn sàng đối phó với những diễn biến bất thường của thời tiết trong mùa mưa 2017 sắp tới, nhằm thực hiện tốt 3 mục tiêu: bảo đảm an toàn hệ thống bờ đê, bờ bao ở ven sông, kênh rạch và các công trình thủy lợi; an toàn về người, tài sản, khắc phục nhanh hậu quả và hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do ngập nước và triều cường gây ra.
Một nhiệm vụ quan trọng khác đặt ra là tăng cường công tác duy tu, nạo vét hệ thống thoát nước; kiểm tra gia cố các khu vực bờ bao trọng yếu thường xuyên bị ảnh hưởng do triều cường; rà soát các vị trí xuất hiện ngập nước và tiếp tục thực hiện công tác tái nạo vét hệ thống thoát nước, cải tạo mương thu, hầm ga, đấu nối để mở thêm lượng thoát nước nhằm giúp thoát nước nhanh.
Sau mỗi trận mưa lớn, hàng chục tuyến đường lại bị nhấn chìm trong nước. Một số tuyến phố nước ngập sâu 0,5m, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trước thực tế này, TPHCM đã và đang đầu tư mở rộng đường, hệ thống thoát nước các trục chính trên địa bàn. Cụ thể như mương thoát nước mưa A41 của sân bay Tân Sơn Nhất có 2 nhánh dẫn về cống thoát nước đường Cộng Hòa, tuyến đường Út Tịch thoát nước ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (quận Tân Bình), đường Đỗ Xuân Hợp, Lê Văn Việt (quận 9), khu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm (quận 11, quận 6)… Trên cơ sở đó sẽ phát triển hệ thống thoát nước tại các tuyến đường, hẻm kết nối vào. Có một thực tế, do khoảng cách từ trung tâm, khu vực bị ngập nước ra đến bên ngoài khu vực thoát nước sông, biển quá xa, dẫn đến dòng chảy yếu nên việc tiêu thoát trong thời gian ngắn nhất không thể nhanh được, dẫn đến úng ngập cục bộ.
Có thể nói, từ năm 2014 đến nay, với nỗ lực của các ngành chức năng và sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của lãnh đạo thành phố, nhiều khu vực bị ngập nước trước đây đã có những cải thiện đáng kể. Khu vực trung tâm TP đã thực hiện các dự án thoát nước lớn như: dự án Vệ sinh môi trường (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè); kênh Tân Hóa - Lò Gốm (các quận 6, 11, Tân Phú, Tân Bình); dự án Cải thiện môi trường lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - Kênh Đôi - Kênh Tẻ và các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách hoàn thành đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn tình hình ngập gây bức xúc dư luận thường xuyên diễn ra ở lưu vực thi công dự án thoát nước trên các tuyến đường Âu Cơ, Đồng Đen, Hòa Bình, Nguyễn Hồng Đào, Trương Công Định, Bàu Cát, Hồng Lạc, Tân Hóa, Đặng Nguyên Cẩn, Phạm Phú Thứ, An Dương Vương, Phan Anh. Đặc biệt, trong đợt mưa lớn kết hợp triều cường thời gian gần đây đã khiến một số khu vực trũng thấp (Tân Hóa - Lò Gốm; đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức; Lương Định Của, Nguyễn Văn Hưởng, quận 2; Phú Định, quận 8; Huỳnh Tấn Phát, quận 7; đường Lê Văn Lương, huyện Nhà Bè… bị ngập nặng.
Theo một số chuyên gia, các giải pháp mà TPHCM đang áp dụng như nâng cao nền đường cũng chỉ “đẩy” nước chảy từ nơi cao sang nơi thấp trũng khác. Nhiều chuyên gia xây dựng cho rằng, việc mở rộng kênh rạch làm cống tiêu thoát nước để chống ngập phải mất nhiều thời gian và tốn nguồn kinh phí rất lớn để xây dựng, đền bù, giải tỏa. Việc nạo vét kênh, rạch làm cống thoát nước lớn hơn cũng không thể giải quyết được vấn đề thoát nước khi mưa lớn vì mặt bằng địa hình TPHCM có những nơi bị trũng hoặc thấp hơn mặt bằng của sông, kênh nên nước sẽ không thể chảy nhanh, thậm chí còn gây ngập nặng hơn. Cùng với đó là tình trạng lấn chiếm hệ thống thoát nước gây cản trở dòng chảy.
Nâng cao hiệu quả duy tu, nạo vét cống
Từ nay đến năm 2020, TPHCM đưa vào kế hoạch trung hạn cải tạo nâng cấp đường và hệ thống thoát nước các tuyến trục chính còn lại; trong đó, tập trung ưu tiên những khu vực ngập nặng, ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân. Theo quy hoạch tổng thể thoát nước TPHCM đến năm 2020, TP cần có 6.000km cống các loại trong phạm vi 581,51km2 (thuộc 6 vùng thoát nước). Tuy nhiên, hiện TP mới đầu tư được khoảng 43,22%; còn thiếu hơn 3.407km cống các loại cần bổ sung.
Để xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, nhìn từ công tác chống ngập, thiết nghĩ TP cần tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, quần chúng; các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP về công tác tuyên truyền, phòng chống ngập nước, phòng chống (thiên tai). Song song đó, nâng cao tinh thần chủ động, ý thức của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và các cơ quan, đơn vị sẵn sàng đối phó với những diễn biến bất thường của thời tiết trong mùa mưa 2017 sắp tới, nhằm thực hiện tốt 3 mục tiêu: bảo đảm an toàn hệ thống bờ đê, bờ bao ở ven sông, kênh rạch và các công trình thủy lợi; an toàn về người, tài sản, khắc phục nhanh hậu quả và hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do ngập nước và triều cường gây ra.
Một nhiệm vụ quan trọng khác đặt ra là tăng cường công tác duy tu, nạo vét hệ thống thoát nước; kiểm tra gia cố các khu vực bờ bao trọng yếu thường xuyên bị ảnh hưởng do triều cường; rà soát các vị trí xuất hiện ngập nước và tiếp tục thực hiện công tác tái nạo vét hệ thống thoát nước, cải tạo mương thu, hầm ga, đấu nối để mở thêm lượng thoát nước nhằm giúp thoát nước nhanh.
Trong công tác quy hoạch phát triển đô thị TP, trước hết phải nghiêm chỉnh thực hiện “Đồ án quy hoạch chung xây dựng TP đến năm 2020” đã được Chính phủ phê duyệt. Cụ thể, quy hoạch đô thị phải gắn việc bảo vệ các hệ thống thoát nước; bảo vệ tối đa hệ thống sông, kênh rạch và mảng xanh dọc hai bên kênh rạch ở khu đô thị, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu dân cư. Các sở Xây dựng, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP và UBND các quận huyện cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các đơn vị thi công gây xâm hại hệ thống thoát nước làm tắc nghẽn dòng chảy, gây ngập nước.