Tham dự có các đồng chí: Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, Trưởng ban Chỉ đạo CVĐ TPHCM; Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP; Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM.
Báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Trần Tấn Ngời cho biết, đến nay, TPHCM đã có trên 1.000 doanh nghiệp có sản phẩm đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Đa số các hệ thống phân phối lớn đều tham gia, liên kết với các doanh nghiệp trong chương trình bình ổn thị trường thực hiện phân phối, đưa hàng bình ổn thị trường đến tay người tiêu dùng; đồng thời, tích cực tham gia, hưởng ứng tốt chương trình hành động của TP nhằm thực hiện hiệu quả CVĐ, ưu tiên đưa hàng Việt vào hệ thống với tỷ lệ dao động từ 65% - 95%.
Đề cập về sự kết nối các tỉnh, thành trong việc xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm an toàn, chất lượng, phát triển sản phẩm hữu cơ, ông Quách Cường, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Liên hiệp HTX TPHCM, đề xuất: Về khía cạnh vĩ mô, cần đẩy mạnh bảo hộ tài sản trí tuệ cho nông nghiệp, xây dựng hành lang pháp lý để được công nhận, chứng nhận sản phẩm hữu cơ; đảm bảo sự minh bạch trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; ban hành các nghị định cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Có chính sách quy hoạch các vùng chuyên canh, xen canh, trái vụ… phù hợp. Quy hoạch những vùng chuyên canh chuyên nuôi trồng sản phẩm Organic để kêu gọi nhà đầu tư hỗ trợ những ứng dụng công nghệ cao, xúc tiến thương mại cho xuất khẩu… Có chính sách ưu đãi (vốn, chính sách thuế, đầu tư, đất đai) cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Quan tâm trong việc tăng cường hướng dẫn, kiểm tra và giám sát quy trình sản xuất của các hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp, bảo đảm thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh. Tăng cường mối liên hệ giữa trung tâm, viện nghiên cứu và trường đại học để hỗ trợ hướng dẫn ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nghề cho nông dân, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực nhằm bắt kịp thời theo khoa học công nghệ trong việc sản xuất, nuôi trồng sản phẩm hữu cơ.
Phát biểu kết luận, chỉ đạo, đồng chí Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, Trưởng ban Chỉ đạo CVĐ TPHCM, nhấn mạnh, CVĐ là chủ trương đúng đắn, cần thiết, kịp thời, biểu dương tinh thần yêu nước, xây dựng văn hóa dùng hàng Việt Nam, góp phần tích cực cùng cả nước phát triển kinh tế ổn định. Trong giai đoạn 2018 - 2020, TPHCM tiếp tục quán triệt việc thực hiện CVĐ đến các cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Chú trọng gắn việc thực hiện CVĐ trong bối cảnh toàn TP phấn đấu thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM với nhận thức và hành động mạnh mẽ hơn. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động được xem là giải pháp hàng đầu, thực hiện thường xuyên và lâu dài với những bước đi thích hợp, vững chắc nhằm xây dựng văn hóa tiêu dùng hàng Việt trong đại bộ phận người Việt. Thực hiện có hiệu quả chương trình hành động của UBND TP ban hành thông qua các chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách cụ thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Tăng cường công tác quản lý thị trường, quản lý chất lượng sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính. Rà soát, bổ sung các nhóm giải pháp của chương trình hành động và các hoạt động trong từng nhóm giải pháp phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển và các cam kết hội nhập quốc tế mà nước ta là thành viên. Tập trung hỗ trợ để DN phát triển và xây dựng thương hiệu hàng Việt nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng trong nước, hướng đến xuất khẩu.
Dịp này, Ban chỉ đạo CVĐ TPHCM đã trao tặng bằng khen của Chủ tịch UBND TPHCM cho 67 tập thể và 25 cá nhân có thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2015 - 2017.
Báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Trần Tấn Ngời cho biết, đến nay, TPHCM đã có trên 1.000 doanh nghiệp có sản phẩm đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Đa số các hệ thống phân phối lớn đều tham gia, liên kết với các doanh nghiệp trong chương trình bình ổn thị trường thực hiện phân phối, đưa hàng bình ổn thị trường đến tay người tiêu dùng; đồng thời, tích cực tham gia, hưởng ứng tốt chương trình hành động của TP nhằm thực hiện hiệu quả CVĐ, ưu tiên đưa hàng Việt vào hệ thống với tỷ lệ dao động từ 65% - 95%.
Đề cập về sự kết nối các tỉnh, thành trong việc xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm an toàn, chất lượng, phát triển sản phẩm hữu cơ, ông Quách Cường, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Liên hiệp HTX TPHCM, đề xuất: Về khía cạnh vĩ mô, cần đẩy mạnh bảo hộ tài sản trí tuệ cho nông nghiệp, xây dựng hành lang pháp lý để được công nhận, chứng nhận sản phẩm hữu cơ; đảm bảo sự minh bạch trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; ban hành các nghị định cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Có chính sách quy hoạch các vùng chuyên canh, xen canh, trái vụ… phù hợp. Quy hoạch những vùng chuyên canh chuyên nuôi trồng sản phẩm Organic để kêu gọi nhà đầu tư hỗ trợ những ứng dụng công nghệ cao, xúc tiến thương mại cho xuất khẩu… Có chính sách ưu đãi (vốn, chính sách thuế, đầu tư, đất đai) cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Quan tâm trong việc tăng cường hướng dẫn, kiểm tra và giám sát quy trình sản xuất của các hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp, bảo đảm thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh. Tăng cường mối liên hệ giữa trung tâm, viện nghiên cứu và trường đại học để hỗ trợ hướng dẫn ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nghề cho nông dân, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực nhằm bắt kịp thời theo khoa học công nghệ trong việc sản xuất, nuôi trồng sản phẩm hữu cơ.
Phát biểu kết luận, chỉ đạo, đồng chí Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, Trưởng ban Chỉ đạo CVĐ TPHCM, nhấn mạnh, CVĐ là chủ trương đúng đắn, cần thiết, kịp thời, biểu dương tinh thần yêu nước, xây dựng văn hóa dùng hàng Việt Nam, góp phần tích cực cùng cả nước phát triển kinh tế ổn định. Trong giai đoạn 2018 - 2020, TPHCM tiếp tục quán triệt việc thực hiện CVĐ đến các cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Chú trọng gắn việc thực hiện CVĐ trong bối cảnh toàn TP phấn đấu thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM với nhận thức và hành động mạnh mẽ hơn. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động được xem là giải pháp hàng đầu, thực hiện thường xuyên và lâu dài với những bước đi thích hợp, vững chắc nhằm xây dựng văn hóa tiêu dùng hàng Việt trong đại bộ phận người Việt. Thực hiện có hiệu quả chương trình hành động của UBND TP ban hành thông qua các chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách cụ thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Tăng cường công tác quản lý thị trường, quản lý chất lượng sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính. Rà soát, bổ sung các nhóm giải pháp của chương trình hành động và các hoạt động trong từng nhóm giải pháp phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển và các cam kết hội nhập quốc tế mà nước ta là thành viên. Tập trung hỗ trợ để DN phát triển và xây dựng thương hiệu hàng Việt nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng trong nước, hướng đến xuất khẩu.
Dịp này, Ban chỉ đạo CVĐ TPHCM đã trao tặng bằng khen của Chủ tịch UBND TPHCM cho 67 tập thể và 25 cá nhân có thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2015 - 2017.