Học Bác, sáng đời ta

Ít ai nghĩ, nữ chuyên viên mảnh khảnh, có nước da trắng hồng của Phòng Quản lý hồ sơ và giáo dục tư vấn, Trung tâm Hỗ trợ xã hội TPHCM (gọi tắt là trung tâm) giờ đây trong võ phục đai đen nhất đẳng, đứng trước mọi người lại có những đòn thế hết sức mềm mại, điêu luyện mà đầy uy lực. Không những dạy Taekwondo cho 40 đồng nghiệp, cô gái trẻ Bùi Thị Anh (23 tuổi), nữ chuyên viên ấy, cùng huấn luyện viên Nguyễn Hoàng Thịnh (y sĩ của trung tâm), còn dạy võ cho trẻ em lang thang đang lưu trú ở trung tâm.
Học Bác, sáng đời ta

Ít ai nghĩ, nữ chuyên viên mảnh khảnh, có nước da trắng hồng của Phòng Quản lý hồ sơ và giáo dục tư vấn, Trung tâm Hỗ trợ xã hội TPHCM (gọi tắt là trung tâm) giờ đây trong võ phục đai đen nhất đẳng, đứng trước mọi người lại có những đòn thế hết sức mềm mại, điêu luyện mà đầy uy lực. Không những dạy Taekwondo cho 40 đồng nghiệp, cô gái trẻ Bùi Thị Anh (23 tuổi), nữ chuyên viên ấy, cùng huấn luyện viên Nguyễn Hoàng Thịnh (y sĩ của trung tâm), còn dạy võ cho trẻ em lang thang đang lưu trú ở trung tâm.

Bùi Thị Anh chia sẻ, để trở thành một con người toàn diện như Bác thì không thể nhưng trong khả năng của mình, nếu mỗi ngày mình làm một điều tốt cho mọi người thì đó là một cách noi gương Bác thiết thực. Sinh thời, Người thường khuyên mọi người tích cực luyện tập thể dục thể thao. Dạy võ cho trẻ em lang thang thì không chỉ bản thân mình học tập theo Bác mà nhiều trẻ em thiệt thòi cũng có điều kiện noi gương Người, rèn luyện sức khỏe và tinh thần.

Chính vì thế, từ tháng 8-2013, khi lãnh đạo trung tâm quyết định đưa chương trình dạy võ vào sinh hoạt, giáo dục cho học viên thì nữ cán bộ giáo dục vốn yểu điệu thục nữ không thể “giấu mình” được nữa.

Chị Bùi Thị Anh dạy võ cho các em thiệt thòi.

Chị Bùi Thị Anh dạy võ cho các em thiệt thòi.

Trẻ em lang thang vốn thiếu thốn tình cảm và sự chăm sóc từ gia đình, nhà trường. Để sinh sống, tồn tại trên đường phố, có khi các em lại nhiễm nhiều thói quen không tốt. Ba ngày trong tuần, mỗi ngày 1 giờ, chị Bùi Thị Anh cùng huấn luyện viên đứng lớp chuyển tải tinh thần võ học đến với mọi người. Bài học đầu tiên và cũng là bài học xuyên suốt các buổi tập võ cho trẻ em thiệt thòi là bài chào: Chào thầy, chào bạn. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng lặp đi lặp lại sẽ giúp các em hiểu được tinh thần đạo đức trong võ thuật và cuộc sống, biết cách tôn trọng mọi người.

Điều đáng mừng, nhiều em nhỏ thường hung hăng, gây hấn giờ đây gặp người lớn đã biết cúi đầu chào. Nhiều em không ngại đổ mồ hôi, chịu đau, kiên trì thực hành các bài tập uốn, ép dẻo.

Theo chị Bùi Thị Anh, không đơn thuần là giúp các trẻ em lang thang cải thiện thể chất, biết một số cách tự vệ, mà điều quan trọng, cũng như các môn võ khác, người tập Taekwondo còn có điều kiện rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để làm nền tảng định hướng hành vi ứng xử trong cuộc sống sau này. Trong thời gian ít ỏi lưu trú ở trung tâm (1 tháng), không thể mong các em có kỹ thuật điêu luyện, mà Bùi Thị Anh chỉ hy vọng, những bài học sơ khai giúp các em nắm được phần nào cách tự vệ và nuôi dưỡng tính kiên nhẫn, có ý thức tu dưỡng bản thân mình.

MẠNH HÒA

Tin cùng chuyên mục