Tham dự hội thảo có đại diện các địa phương và đại diện lãnh đạo một số trường đại học trong vùng.
Báo cáo tại hội thảo cho thấy, tỷ trọng thu ngân sách của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) giai đoạn 2013-2015 (bao gồm TPHCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang) trong tổng thu ngân sách cả nước đạt mức trung bình 41,3% (riêng TPHCM chiếm khoảng 23,8%), năm 2016 mức tăng trưởng kinh tế của vùng cao gấp 1,5 lần mức bình quân chung cả nước và đóng góp 60% ngân sách quốc gia, thu hút 60% số dự án và 50% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, trong những năm tới tổng nhu cầu vốn cho phát triển vùng rất lớn (giai đoạn 2015-2020 khoảng 6,54 triệu tỷ đồng).
Các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp để tạo lập nguồn vốn như: cơ chế lãnh đạo vùng kinh tế, tập trung sản xuất các sản phẩm cốt lõi nhất của nền kinh tế, huy động vốn trên cơ sở đã có chương trình sản xuất kinh doanh... đồng thời khuyến nghị Chính phủ, bộ ngành cần nghiên cứu hoàn thiện về tổ chức điều phối vùng, quy hoạch, liên kết phát triển và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, tạo cơ chế xây dựng quỹ tài chính và tư vấn vùng với các chính sách thuế, phí ưu đãi hơn đối với doanh nghiệp, dự án đầu tư phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn của vùng…
Kết quả hội thảo sẽ được tổng hợp để các bộ ngành, địa phương xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút các nguồn vốn cho sự phát triển của vùng KTTĐPN.