Ngày 12-6, UBND huyện Sơn Tây, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tổng kết mô hình trồng cây mắc ca và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca tại huyện Sơn Tây”.
Sau 5 năm thực hiện trồng khảo nghiệm cây mắc ca tại huyện miền núi Sơn Tây, môi trường sinh trưởng và phát triển tốt, đất đai và khí hậu phù hợp với cây mắc ca. Cây mắc ca ở Sơn Tây ra 2 đợt hoa trong năm, khoảng 80-95% cây ra hoa đều đậu quả và chọn được 2 dòng thích nghi cho ra hoa và tỷ lệ đậu quả cao.

Trong quá trình trồng thực nghiệm, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cũng như UBND huyện Sơn Tây đã có những phân tích về thị trường tiêu thụ, mắc ca có thị trường tiêu thụ toàn cầu, số lượng mắc ca cả thế giới hiện nay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng chỉ đạt 25%, vì vậy việc xuất khẩu không phụ thuộc thị trường Trung Quốc, giá trị dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu cuộc sống, có lợi cho sức khỏe.
Các vườn mắc ca ở Sơn Tây đã ra hoa đậu quả, tương đương với mắc ca trồng ở vùng Tây Nguyên. Hiện nay, người dân đã bỏ vốn để trồng 6ha và được huyện cử cán bộ kỹ thuật theo dõi giúp đỡ.

Về lâu dài, cây mắc ca tồn tại và phát triển trên địa bàn huyện Sơn Tây thì đồng thời với việc nâng độ che phủ của rừng một cách bền vững, vì cây mắc ca là cây thân gỗ, tuổi thọ kéo dài từ 60 - 80 năm. Nếu cây mắc ca được trồng ổn định tạo vùng nguyên liệu, đây là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ được điều kiện sinh thái khu vực, môi trường tốt hơn.
Các tin, bài viết khác
-
Xuất khẩu điều giảm do giá dầu tăng, dịch bệnh, chiến tranh Nga - Ukraina
-
TP Cần Thơ có 40 sản phẩm OCOP 4 sao
-
Nước mắm Việt Nam hướng tới xuất khẩu
-
“Thủ lĩnh” trồng lúa nếp hữu cơ
-
Chế tài mạnh việc xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định
-
Tây Nguyên: Tái canh, ghép cải tạo hơn 38.000ha cà phê
-
Sóc Trăng xử lý nhiều vi phạm trong lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
-
Đưa nông sản Tây Nguyên xuất ngoại
-
Quảng Trị: Phát triển dược liệu gắn với chương trình OCOP
-
Tăng cường bảo vệ nước ngầm tại ĐBSCL