Người phát ngôn Chính phủ Hy Lạp Dimitris Tzanakopoulos khẳng định, giờ người dân Hy Lạp có thể mỉm cười và hít thở trở lại khi vấn đề nợ của quốc gia đã được giải quyết.
Hy Lạp dự kiến sẽ rời khỏi chương trình cứu trợ vào ngày 20-8 tới. Thỏa thuận nhất trí giảm nợ là một bước ngoặt quan trọng đối với khu vực Eurozone sau gần một thập niên kể từ cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp đã khiến thế giới choáng váng vì những khoản chi tiêu vượt tầm kiểm soát. Chính cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến 3 gói cứu trợ và từng đẩy đồng EUR đến bên bờ vực sụp đổ. Theo thỏa thuận, các Bộ trưởng tài chính Eurozone chấp nhận gia hạn thêm 10 năm cho phần lớn trong tổng khoản nợ bắt buộc của Hy Lạp đã lên tới tương đương 180% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Các chủ nợ khu vực Eurozone cũng đồng ý giải ngân để hỗ trợ Hy Lạp rời khỏi chương trình cứu trợ một cách thuận lợi hơn. Điều này cũng giúp Hy Lạp có một vùng “đệm an toàn” sau khi rời khỏi chương trình cứu trợ.
Cơn địa chấn vỡ nợ diễn ra ở Hy Lạp vào cuối năm 2009, sau nhiều năm chính phủ này đầu tư tràn lan cho các dự án đồ sộ và không hiệu quả, vay nợ, trốn thuế, gian lận về đất đai, tham nhũng, chi tiêu phúc lợi quá tay… Lo ngại kinh tế Hy Lạp sụp đổ sẽ lây lan sang các nước nằm trong khối Eurozone, Liên minh châu Âu (EU) đã phải tìm cách giải cứu.
Hy Lạp dự kiến sẽ rời khỏi chương trình cứu trợ vào ngày 20-8 tới. Thỏa thuận nhất trí giảm nợ là một bước ngoặt quan trọng đối với khu vực Eurozone sau gần một thập niên kể từ cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp đã khiến thế giới choáng váng vì những khoản chi tiêu vượt tầm kiểm soát. Chính cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến 3 gói cứu trợ và từng đẩy đồng EUR đến bên bờ vực sụp đổ. Theo thỏa thuận, các Bộ trưởng tài chính Eurozone chấp nhận gia hạn thêm 10 năm cho phần lớn trong tổng khoản nợ bắt buộc của Hy Lạp đã lên tới tương đương 180% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Các chủ nợ khu vực Eurozone cũng đồng ý giải ngân để hỗ trợ Hy Lạp rời khỏi chương trình cứu trợ một cách thuận lợi hơn. Điều này cũng giúp Hy Lạp có một vùng “đệm an toàn” sau khi rời khỏi chương trình cứu trợ.
Cơn địa chấn vỡ nợ diễn ra ở Hy Lạp vào cuối năm 2009, sau nhiều năm chính phủ này đầu tư tràn lan cho các dự án đồ sộ và không hiệu quả, vay nợ, trốn thuế, gian lận về đất đai, tham nhũng, chi tiêu phúc lợi quá tay… Lo ngại kinh tế Hy Lạp sụp đổ sẽ lây lan sang các nước nằm trong khối Eurozone, Liên minh châu Âu (EU) đã phải tìm cách giải cứu.
Để đổi lấy 3 gói cứu trợ với tổng trị giá lên tới 273 tỷ EUR (318 tỷ USD) từ EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Hy Lạp đã phải thực hiện nhiều biện pháp cải cách và “thắt lưng buộc bụng”. Những cải cách nghiêm ngặt này đã trở thành một “tảng đá” đè nặng lên Hy Lạp khi nền kinh tế nước này đã suy thoái gần 25% chỉ trong vài năm, còn tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt. Nhưng sau một thời gian thực hiện cải cách, nền kinh tế Hy Lạp đã dần ổn định và dự báo sẽ tăng trưởng ở mức khiêm tốn trong năm nay. Hồi đầu tháng này, Cơ quan Thống kê Hy Lạp (ELSTAT) cho biết GDP quý 1/2018 của nước này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu của Hy Lạp quý 1 vừa qua tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu các sản phẩm và dịch vụ giảm 2,8%. Hiện nợ công Hy Lạp vẫn ở mức cao và tỷ lệ thất nghiệp chưa giảm nhiều nhưng từ năm 2017, kinh tế đã tăng trưởng trở lại, thâm hụt thương mại được giải quyết và ngân sách công có thặng dư.
Tuy nhiên, sau khi chương trình cứu trợ kết thúc, Hy Lạp sẽ vẫn bị đặt dưới sự giám sát của các chủ nợ và phải tuân theo các điều khoản nghiêm ngặt hơn hẳn so với các nước cũng được cứu trợ khác như Bồ Đào Nha, Ireland và CH Cyprus.
Hài lòng tuyên bố với người dân rằng Hy Lạp đã đi đến tận cùng thời kỳ mà mỗi người dân đều muốn quên đi, Thủ tướng Alexis Tsipras hứa hẹn một chính sách chỉ chú trọng đến người dân Hy Lạp thay vì dành ưu tiên cho các chủ nợ. Hy Lạp giờ đây đã có trách nhiệm với chính mình và đây cũng là thách thức đang được đặt ra cho đất nước này.
Hài lòng tuyên bố với người dân rằng Hy Lạp đã đi đến tận cùng thời kỳ mà mỗi người dân đều muốn quên đi, Thủ tướng Alexis Tsipras hứa hẹn một chính sách chỉ chú trọng đến người dân Hy Lạp thay vì dành ưu tiên cho các chủ nợ. Hy Lạp giờ đây đã có trách nhiệm với chính mình và đây cũng là thách thức đang được đặt ra cho đất nước này.