Ấn Độ đã được Cơ quan Đáy biển quốc tế phân bổ 75.000km2 đáy biển tại lòng chảo Trung Ấn Độ Dương để tiến hành các hoạt động thăm dò. Khu vực này có lượng khoáng chất ước tính 380 triệu tấn, bao gồm 4,7 triệu tấn niken, 4,29 triệu tấn đồng, 0,55 triệu tấn coban và 92,59 triệu tấn mangan.
Theo đó, thiết bị lặn mang theo 3 người sẽ lặn xuống độ sâu 6.000m (trong khi tàu ngầm chỉ có thể lặn sâu được 200m) và có thể di chuyển tại đáy biển. Phương tiện được phát triển nội địa này có khả năng dò trên đáy biển ở độ sâu 6km trong vòng 72 giờ. Samudrayaan là một phần trong dự án thí điểm của Bộ Khoa học Trái đất (Ấn Độ) để khai thác đại dương sâu nhằm tìm kiếm các khoáng sản quý hiếm và năng lượng. Thành công của dự án trị giá tương đương 28 triệu USD sẽ giúp Ấn Độ gia nhập liên minh các quốc gia phát triển trong việc thăm dò khoáng sản từ các đại dương. Nhiều nước phát triển đã thực hiện các nhiệm vụ như vậy và Ấn Độ sẽ là quốc gia đang phát triển đầu tiên thực hiện dự án này.
Samudrayaan sẽ là một phần của nhiệm vụ Deep Ocean trị giá khoảng 600 triệu USD, mặc dù đã nhận được sự chấp thuận về nguyên tắc, nhưng vẫn đang chờ phê duyệt cuối cùng từ Bộ Tài chính Liên đoàn của Ấn Độ. Các phê duyệt cuối cùng dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 10-2019. Tờ Times of India dẫn lời các quan chức của Bộ Khoa học cho biết, cuộc thăm dò này dài hạn và chi phí của nó có thể lên tới hơn 1 tỷ USD trong 5 năm tới.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Intel bị yêu cầu bồi thường 2,2 tỷ USD
-
Hãng xe Volvo sản xuất ô tô điện vào năm 2030
-
Biến dịch châu chấu thành cơ hội
-
Microsoft tố tin tặc Trung Quốc tấn công mạng
-
Người dân Nhật Bản muốn bỏ điện hạt nhân
-
Lắng nghe là chìa khóa thành công
-
Nga sẽ đáp trả Mỹ và châu Âu
-
Diễn biến mới trong vụ kiện dẫn độ CFO của Huawei
-
Bất bình đẳng thu nhập trong ngành tài chính của Anh
-
Cấm đào bitcoin để tiết kiệm điện