Khai mạc Hội nghị Phát triển giáo dục và đào tạo vùng Đông Nam bộ

Sáng 18-4, tại Trung tâm hội nghị triển lãm tỉnh Bình Dương, Bộ GD-ĐT phối hợp tỉnh Bình Dương tổ chức hội nghị phát triển GD-ĐT vùng Đông Nam bộ đến năm 2030; triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7-10-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Các đại biểu tham dự hội nghị

Các đại biểu tham dự hội nghị

Tham dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND các tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ, lãnh đạo một số bộ ngành Trung ương.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, vùng Đông Nam Bộ có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

Bộ trưởng Nguyễn KIm Sơn phát biểu khai mạc hội nghị

Bộ trưởng Nguyễn KIm Sơn phát biểu khai mạc hội nghị

Đây là vùng có mật độ dân cư cao nhất cả nước (diện tích chưa bằng 1/10 cả nước nhưng dân số chiếm 19,1% dân số cả nước); có tỷ lệ tăng dân số và tỷ lệ người nhập cư cao nhất cả nước; có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước và sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập thấp nhất cả nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh phát biểu tham luận

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh phát biểu tham luận

Thời gian qua, GD-ĐT của vùng có nhiều kết quả quan trọng nhưng cũng còn tồn tại những hạn chế, khó khăn. Hội nghị tổ chức hôm nay nhằm bàn sâu, đánh giá tình hình, thống nhất các giải pháp phát triển vùng, qua đó triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ mà nghị quyết của Bộ Chính trị đã đề ra.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường cho biết, TPHCM coi GD-ĐT là mục tiêu hàng đầu, ngân sách dành cho giáo dục luôn tăng theo từng năm, hiện chiếm 28% chi thường xuyên và 20% ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản. Thành phố cũng thực hiện đổi mới công tác quản lý, ứng dụng CNTT, đẩy mạnh chuyển đổi số trong GD-ĐT, đã tạo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động quản lý và công tác chuyên môn, góp phần thúc đẩy giáo dục thông minh, xây dựng chính quyền đô thị, đô thị thông minh.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường phát biểu tại hội nghị

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường phát biểu tại hội nghị

Thành ủy, UBND TPHCM cũng đã đề ra nhiều chương trình, đề án đột phá của ngành giáo dục, đã huy động được nhiều nguồn lực xã hội hóa, như: chương trình kích cầu đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường học, đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp; Chương trình dạy toán và khoa học bằng tiếng Anh…

Trên cơ sở đó, TPHCM đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển GD-ĐT đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 là: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với GD-ĐT; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và khu vực châu Á; đảm bảo hài hòa giữa phát triển và chất lượng giáo dục. Đặc biệt, thời gian tới TP sẽ tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, số hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.

Tin cùng chuyên mục