Khai mạc triển lãm thơ trên gốm

(SGGP). – Chiều 27-2, triển lãm thơ trên gốm sứ Bát Tràng, nằm trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long– Hà Nội đã khai mạc tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Khai mạc triển lãm thơ trên gốm
  • Trao giải cuộc thi thơ ĐBSCL năm 2009

(SGGP). – Chiều 27-2, triển lãm thơ trên gốm sứ Bát Tràng, nằm trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long– Hà Nội đã khai mạc tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Bài thơ Nguyên tiêu trên gốm Bát Tràng.

Bài thơ Nguyên tiêu trên gốm Bát Tràng.

Triển lãm gồm 15 thi phẩm nổi tiếng của các thi hào đại diện cho nền thi ca đất nước 1.000 năm qua được khắc trên 15 bình gốm sứ lớn, như Xuân hiểu (Trần Nhân Tông), Hữu không (Từ Đạo Hạnh), Nguyên tiêu (Hồ Chí Minh), Ba tiêu (Nguyễn Trãi), Tự tình (Hồ Xuân Hương), Thu điếu (Nguyễn Khuyến)…

Tại đây, triển lãm cũng trưng bày hơn 600 tác phẩm gốm Bát Tràng, đặc biệt gồm bình, lọ, đĩa gốm… có in 55 câu thơ xuất sắc của các tác giả Tế Hanh, Nguyễn Duy, Yến Lan, Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa, Chính Hữu… đã được Hội Nhà văn Việt Nam chọn lựa trong thời gian qua.

Nghệ nhân gốm Vũ Đức Thắng, người thực hiện việc đưa các thi phẩm lên tác phẩm gốm sứ cho biết, lẽ ra minh họa cho 15 thi phẩm này là 15 danh thắng của Hà Nội, nhưng vì thời gian gấp gáp nên chỉ chọn được 5 phong cảnh đặc trưng của Hà Nội gồm Tháp Rùa, chùa Một Cột, Ô Quan Chưởng, Cột Cờ.

Được biết, kết thúc triển lãm, 600 tác phẩm thơ - gốm sứ nhỏ sẽ được bán cho du khách làm kỷ niệm. Riêng 15 bình gốm khắc 15 thi phẩm nổi tiếng sau triển lãm sẽ được chuyển vào Bảo tàng văn học Việt Nam.

* Sau gần 1 năm phát động, cuộc thi thơ ĐBSCL năm 2009 đã kết thúc. Theo ban tổ chức (Liên hiệp các Hội VHNT TP Cần Thơ), cuộc thi lần này thu hút 255 tác giả tham gia với 915 tác phẩm dự thi.

Ban giám khảo đã công bố kết quả: Giải nhất thuộc về tác phẩm “Trăng nghẹn” của tác giả Hoài Tường Phong (Cần Thơ); hai giải nhì thuộc về “Sương hồ” của Lê Thanh My (An Giang) và “Đôi bờ” (Ngô Thị Thu Vân – Bến Tre); ba giải 3 thuộc về các tác giả Phạm Nguyên Thạch (An Giang), Nguyễn Trung Nguyên (Cần Thơ) và Thạch Thị Liễu (Trúc Linh Lan – Hậu Giang). Ngoài ra, cuộc thi còn có 5 giải khuyến khích.

Nhóm PV

Tin cùng chuyên mục