Khi người Đức “về nhà”

Thành phố bên bờ biển Baltic, Gdanks đã không thể giữ nổi sự thanh lịch quý phái của mình trong những ngày này, khi từng đoàn xe chở CĐV Đức vượt biên giới cách đó vài chục cây số từ Đức sang. 3 ngày trước trận đấu, theo thống kê đã có 5 vạn CĐV Đức đăng ký đến Gdanks, trong đó có 3 vạn người đã có vé. Chắc chắn số lượng này sẽ còn tăng.

Thành phố bên bờ biển Baltic, Gdanks đã không thể giữ nổi sự thanh lịch quý phái của mình trong những ngày này, khi từng đoàn xe chở CĐV Đức vượt biên giới cách đó vài chục cây số từ Đức sang. 3 ngày trước trận đấu, theo thống kê đã có 5 vạn CĐV Đức đăng ký đến Gdanks, trong đó có 3 vạn người đã có vé. Chắc chắn số lượng này sẽ còn tăng.

Nhưng chẳng cần đến những con số như vậy. Khi biết đội nhà sẽ đá ở Gdanks, HLV Joachim Loew đã vui mừng thốt lên: “Coi như chúng tôi đang đá ở quê nhà rồi”.

Chính xác là như vậy. Gdanks còn có tên Đức là Danzig, một cái tên liên quan đến giai đoạn lịch sử phức tạp giữa Đức và Ba Lan trước Thế chiến thứ hai. Người Ba Lan gốc Đức chiếm đa số ở thành phố này. Nói như Loew thì “nếu bạn đi ra ngoài đường và nhìn thấy ai nấy đều vẫy tay chào mình thì có thể tưởng tượng vào trong sân vận động, mọi thứ còn tuyệt đến đâu”.

Nói như thế để chúng ta thấy rằng, trong trận tứ kết với Đức, Hy Lạp sẽ đối diện với những khó khăn lớn đến mức nào. Theo thông báo từ Lãnh sự quán Hy Lạp thì chỉ có khoảng 1 vạn CĐV nước này đến được Gdanks. Vậy là Đức chiếm mọi ưu thế từ năng lực từ “thiên thời” đến “địa lợi”. Nhưng còn “nhân hòa”?

Mấy ngày qua, cánh phóng viên phương Tây vẫn hay soi mói vào câu chuyện chính trị trước trận đấu này liên quan đến tình hình bầu cử tại Hy Lạp. Nhưng với những gì cảm nhận được ở Gdanks thì dường như bầu không khí nặng nề ấy không hề tồn tại. Người châu Âu không “rảnh rỗi” đến mức đem chuyện này xọ vào chuyện kia. Nên chuyện bà Thủ tướng Merkel có đến dự khán trận đấu này cũng là bình thường. Thậm chí, một tờ báo tại Athens còn cho biết, bà Merkel còn gọi điện thoại mời lãnh đạo Samaras của Hy Lạp đến xem cùng bà.

Nhưng có một chuyện mà chắc chắn làm ảnh hưởng đến trận đấu này. Những CĐV Hy Lạp mà chúng tôi gặp ở Gdanks đều có một lòng tin các cầu thủ của họ sẽ chiến đấu vì niềm vui của người dân đang khốn khó tại quê nhà. Đấy không phải là vấn đề chính trị mà là một câu chuyện liên quan đến lòng tự hào dân tộc, nó liên quan đến khoảng cách lớn lao giữa 2 nền kinh tế, tức là 2 cuộc sống xã hội khác nhau, 2 nền bóng đá khác nhau và cả thu nhập giữa cầu thủ Hy Lạp và cầu thủ Đức. Khoảng cách ấy càng rộng thì ngọn lửa khát vọng trong mỗi cầu thủ Hy Lạp càng lớn.

Vì thế mà hôm nay, dù người Đức đang “trở về nhà” thì hãy coi chừng Hy Lạp. Họ cũng đang có chuyến trở về, sự trở về với trái tim mình.

Trương Anh (Ba Lan)

Tin cùng chuyên mục