Khó khăn trong sửa đổi

Sau khi kết thúc Thế chiến thứ II, Nhật Bản là bên thua cuộc, vì vậy, trong bản Hiến pháp của họ vào năm 1947, trước áp lực của các nước đồng minh, trong đó có Mỹ, Nhật Bản phải chấp nhận một bản hiến pháp hòa bình, cụ thể nhất là ở điều 9. Điều 9 tóm lược rằng nhân dân Nhật Bản thành thật mong muốn một nền hòa bình quốc tế dựa trên chính nghĩa và trật tự, cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh như là một phương tiện giải quyết xung đột quốc tế bao gồm chiến tranh xâm phạm chủ quyền dân tộc và các hành vi vũ lực hoặc các hành vi đe dọa bằng vũ lực. Để thực hiện mục đích ghi ở trên, lục quân, hải quân và không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không được duy trì. Quyền tham chiến của đất nước sẽ không được công nhận.

Sau khi kết thúc Thế chiến thứ II, Nhật Bản là bên thua cuộc, vì vậy, trong bản Hiến pháp của họ vào năm 1947, trước áp lực của các nước đồng minh, trong đó có Mỹ, Nhật Bản phải chấp nhận một bản hiến pháp hòa bình, cụ thể nhất là ở điều 9. Điều 9 tóm lược rằng nhân dân Nhật Bản thành thật mong muốn một nền hòa bình quốc tế dựa trên chính nghĩa và trật tự, cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh như là một phương tiện giải quyết xung đột quốc tế bao gồm chiến tranh xâm phạm chủ quyền dân tộc và các hành vi vũ lực hoặc các hành vi đe dọa bằng vũ lực. Để thực hiện mục đích ghi ở trên, lục quân, hải quân và không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không được duy trì. Quyền tham chiến của đất nước sẽ không được công nhận.

Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh về kinh tế và là cường quốc kinh tế lớn thứ 3 thế giới, các nhà lãnh đạo Nhật Bản từ lâu muốn có một nền quốc phòng tương ứng. Nhật Bản mong muốn tham gia rộng rãi hơn các hoạt động duy trì hòa bình của Liên hiệp quốc, cụ thể là đóng góp quân chứ không chỉ về tài chính hay hậu cần và xa hơn nữa là cùng tham gia các hoạt động chống khủng bố, trong đó có cả khả năng đánh phủ đầu. Sau cùng và là quan trọng nhất trong tình hình hiện nay, do bối cảnh sự trỗi dậy về quân sự của nhiều nước khu vực Đông Bắc Á, Nhật Bản thấy cần có một cơ chế quốc phòng chủ động hơn một cách tương ứng và quan trọng hơn là cho phép Nhật Bản có thể tấn công đối phương khi đồng minh của Nhật Bản bị tấn công.

Theo tạp chí Asia Times, đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe sau cuộc bầu cử Thượng viện ngày 21-7 đã giành quyền kiểm soát cả Thượng viện. Đây là một lợi thế lớn để ông Abe thực hiện chính sách cải cách kinh tế mang tên Abenomics nhưng với việc sửa đổi hiến pháp thì vẫn còn nhiều khó khăn. Vẫn theo tạp chí này, lộ trình sửa đổi hiến pháp của ông Abe gồm 3 bước. Bước thứ nhất đã bắt đầu từ tháng 9-2006 và kết thúc vào cuối năm 2006. Theo đó, Nhật Bản đã thông qua Luật trưng cầu dân ý quốc gia. Đây là điều kiện tiên quyết để có thể trưng cầu dân ý về việc sửa đổi hiến pháp. Bước thứ hai là LDP kiểm soát lưỡng viện quốc hội cũng đã hoàn tất. Bước thứ ba đang diễn ra, đó là sửa đổi nội dung hiến pháp cho phép quân đội Nhật Bản có vai trò và quyền lực lớn hơn, chủ động hơn. LDP mặc dù chiếm đa số tại Thượng viện nhưng không đủ đa số 2/3 (115 ghế trong tổng số 242 ghế) để có thể thông qua bản hiến pháp sửa đổi, đó là chưa kể đảng Tân Komeito liên danh với LDP (chiếm 20 ghế tại Thượng viện) phản đối các đề nghị sửa đổi hiến pháp từ LDP. Đảng Khôi phục Nhật Bản (Nippon Ishin No Kai) ủng hộ sửa đổi hiến pháp nhưng chỉ có 9 ghế trong Thượng viện không thể thay đổi được tình hình. Hơn nữa, đa số người dân Nhật Bản chưa sẵn sàng ủng hộ sửa đổi hiến pháp.

Bài xã luận trên tờ Japan Times ngày 12-8 cho rằng Thủ tướng Abe phải nhận ra rằng thực hiện quyền tự vệ tập thể có thể thay đổi hoàn toàn bản chất của nhà nước Nhật Bản thời hậu chiến dựa trên nguyên tắc “thuần tự vệ”. Ngoài ra, nó có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, đặt an ninh Nhật Bản đứng trước nguy cơ lớn hơn.

KHÁNH MINH

Tin cùng chuyên mục