Khu Nam sẽ tiếp tục phát triển khi hạ tầng ngày càng đồng bộ…

Thời gian qua, khu Nam Sài Gòn thường được nhắc đến với nhiều khu đô thị lớn kiểu mẫu, có quy hoạch đồng bộ và khang trang. Đây cũng là khu vực có hạ tầng được đầu tư bài bản, thu hút dân cư và nhà đầu tư về đây nhiều nhất hiện nay.

 

Hạ tầng giao thông tại khu Nam Sài Gòn đã làm thay đổi diện mạo của một đô thị hiện đại
Hạ tầng giao thông tại khu Nam Sài Gòn đã làm thay đổi diện mạo của một đô thị hiện đại
Theo các chuyên gia, khi hạ tầng ngày càng hoàn thiện và đồng bộ, khu vực này sẽ bứt tốc phát triển, đồng thời sẽ kéo theo sự thay đổi nhanh cho cả vùng.    
Hạ tầng làm thay đổi diện mạo  

Kinh nghiệm phát triển đô thị cho thấy, hạ tầng là yếu tố then chốt, quyết định sự phát triển nhanh hay chậm của một khu đô thị. Thực tế phát triển các khu đô thị tại Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng, khi chính quyền và nhà đầu tư ưu tiên hàng đầu cho hạ tầng, thì sự phát triển sẽ đồng bộ,  sẽ thuận lợi cho việc phát triển của liên kết vùng. Và khu Nam TPHCM là một điển hình cho kinh nghiệm này. 

Đến hôm nay có thể nói rằng, hạ tầng giao thông tại khu Nam Sài Gòn đã có nhiều thay đổi tạo nên diện mạo mới của một đô thị hiện đại. Được biết, trong 12 dự án được chính quyền thành phố đề xuất với Thủ tướng Chính phủ có tổng vốn 66.000 tỷ đồng thì khu Nam chiếm tới 3 dự án trọng điểm. Trong đó, đại lộ Nguyễn Văn Linh là trục xương sống giao thông đô thị phát triển, dài và lớn nhất với 17,8km gồm 10 làn xe. Trong số những dự án đang xây dựng, cầu Thủ Thiêm 4 dài 2km với kinh phí đầu tư 5.200 tỷ đồng, nối từ đường Nguyễn Văn Linh đến khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ tăng cường khả năng kết nối trục Đông - Nam.

Ngoài ra còn có hàng loạt công trình trọng điểm với tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ USD, kết nối khu Nam với trung tâm thành phố như dự án tuyến metro số 4 kết nối quận 7, Nhà Bè với các quận trung tâm có kinh phí đầu tư dự kiến đến 97.000 tỷ đồng.

Đô thị phát triển, đan xen nhiều tiện ích

Có thể nói, ngoài những khu đô thị mới đã phát triển được xem là kiểu mẫu ở đây, khu vực phía Nam thành phố gồm quận 7, Nhà Bè, Bình Chánh, khu vực này còn quy hoạch khoảng 800ha để xây dựng Làng Đại học chức năng hỗn hợp như: khu dân cư, khu thương nghiệp, dịch vụ địa phương và các khu công trình công cộng. Đến nay, khu vực này đã có nhiều trường đại học quy mô lớn, hiện đại đã hình thành tạo sức sống năng động như Trường Đại học RMIT, Đại học Kinh Tế, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học An ninh Nhân dân đã đi vào hoạt động. Mới đây, Trường Đại học Văn Hiến, Học viện Mật mã và Đại học Kinh tế - Tài chính cũng đã khởi công xây dựng cơ sở mới ngay trục đại lộ Nguyễn Văn Linh liền kề khu dân cư mới thuộc cụm đại học cửa ngõ phía Nam.

Bên cạnh đó, hệ thống dịch vụ phục vụ người dân như Nhà Văn hóa Phụ nữ, Bệnh viện FV, Bệnh viện Tim Tâm Đức, VivoCity, Crescent Mall, BigC, Lottemart, Co.opmart, cầu Ánh Sao, Trung tâm triển lãm… mang đến cho cư dân trong khu vực một tổ hợp dịch vụ tiện ích vượt trội.

Các yếu tố này góp phần ảnh hưởng lớn và làm tiền đề để phát triển các dự án bất động sản. Nhiều dự án khu căn hộ, khu đô thị thừa hưởng được nhiều tiện ích tại đây. Theo thống kê, khu Nam chiếm hơn 30% tổng lượng cung căn hộ trên thị trường TPHCM. Trong đó, thị phần căn hộ có mức giá bình dân và trung cấp chiếm 72%. Điều này cho thấy, khu Nam vẫn giữ vững sức hút của mình với sự quan tâm và tìm kiếm lớn từ khách mua… Có thể nói rằng, với tốc độ phát triển hạ tầng ngày càng đồng bộ,   khu Nam Sài Gòn sẽ là một trong những khu đô thị kiểu mẫu, hiện đại, thu hút nhiều nhà đầu tư và vực cả khu vực này cùng phát triển.  

Tin cùng chuyên mục