Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã nêu rõ: “Sự xuất hiện của gia đình khủng bố là một diễn biến mới tại Đông Nam Á, điều mà những kẻ khủng bố khu vực chưa bao giờ thực hiện trước đây”. Gia đình khủng bố là xu hướng, trong đó cha mẹ và trẻ em thể hiện một sự sẵn sàng tiến hành các cuộc đánh bom liều chết “đáng lo ngại”. Ông Lorenzana đã nhấn mạnh về xu hướng tuyển quân mới của các tổ chức lấy cảm hứng từ Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng: Các thành viên mới là những thanh niên trẻ, có giáo dục và thuộc tầng lớp trung lưu, được tiếp cận công nghệ số.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cũng tái khẳng định rằng thật vô lý khi cha mẹ hối thúc con mình tấn công liều chết. Bộ trưởng Ryacudu coi hiện tượng này là cái mà ông gọi là “chủ nghĩa khủng bố thế hệ thứ 3”, trong đó tư tưởng của IS được truyền bá từ Trung Đông tới châu Âu và châu Á thông qua mạng xã hội, các mạng lưới không chính thức và các tay súng nước ngoài. Theo New York Times, trong tháng 5, gần như mỗi ngày ở Indonesia đều có một cuộc tấn công, một âm mưu tấn công hoặc một chiến dịch ngăn chặn tấn công.
Bộ trưởng Ryacudu tuyên bố cần khẩn cấp ngăn chặn cha mẹ cực đoan hóa con của mình. Theo ông Ryacudu, cần có “một chiến lược có tổ chức và được hệ thống hóa” nhằm chống lại xu hướng này, đồng thời cho biết Indonesia đang triển khai các phương pháp khác nhau để chống cực đoan hóa, giám sát và phát hiện sớm. Phát biểu của bộ trưởng quốc phòng 2 nước nói trên đều được đưa ra tại hội nghị an ninh thường niên Đối thoại Shangri-La ở Singapore, với sự tham dự của các quan chức quốc phòng hàng đầu trên thế giới.
Theo Channel Asia, hàng loạt vụ tấn công ở Indonesia bộc lộ sự khó khăn trong hoạt động thu thập thông tin tình báo và ngăn chặn các chiến binh nước ngoài, các “gia đình cực đoan” trở về quê hương từ tiền tuyến. Các chiến lược chống khủng bố ở Đông Nam Á đã không ngờ với khái niệm “thủ phạm trẻ em”. Theo các quan chức, điều quan trọng là cần phải tăng cường giám sát công chúng. Phần lớn những “tân binh” đều trẻ, có giáo dục và từ tầng lớp trung lưu, những người đang hưởng lợi từ mạng lưới kỹ thuật số. Các công nghệ như cryptocurrencies và web đã cung cấp cho những kẻ khủng bố một mức độ ẩn danh cao với sự giám sát tối thiểu theo quy định. Chẳng hạn ở Philippines, các nhóm khủng bố địa phương Abu Sayyaf và Maute đã sử dụng chuyển khoản điện tử để kiếm khoảng 1,5 triệu USD chống chọi với cuộc bao vây thành phố Malawi năm 2017.
Nhiều người đang lo lắng rằng Myanmar, đang trải qua một cuộc khủng hoảng tị nạn, có thể là thảm họa khủng bố tiếp theo của Đông Nam Á. Các nhà phân tích lo ngại IS sẽ lợi dụng tình hình ở Myanmar để chiêu dụ những người tị nạn Rohingya nếu tình hình không được kiểm soát đúng cách.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cũng tái khẳng định rằng thật vô lý khi cha mẹ hối thúc con mình tấn công liều chết. Bộ trưởng Ryacudu coi hiện tượng này là cái mà ông gọi là “chủ nghĩa khủng bố thế hệ thứ 3”, trong đó tư tưởng của IS được truyền bá từ Trung Đông tới châu Âu và châu Á thông qua mạng xã hội, các mạng lưới không chính thức và các tay súng nước ngoài. Theo New York Times, trong tháng 5, gần như mỗi ngày ở Indonesia đều có một cuộc tấn công, một âm mưu tấn công hoặc một chiến dịch ngăn chặn tấn công.
Bộ trưởng Ryacudu tuyên bố cần khẩn cấp ngăn chặn cha mẹ cực đoan hóa con của mình. Theo ông Ryacudu, cần có “một chiến lược có tổ chức và được hệ thống hóa” nhằm chống lại xu hướng này, đồng thời cho biết Indonesia đang triển khai các phương pháp khác nhau để chống cực đoan hóa, giám sát và phát hiện sớm. Phát biểu của bộ trưởng quốc phòng 2 nước nói trên đều được đưa ra tại hội nghị an ninh thường niên Đối thoại Shangri-La ở Singapore, với sự tham dự của các quan chức quốc phòng hàng đầu trên thế giới.
Theo Channel Asia, hàng loạt vụ tấn công ở Indonesia bộc lộ sự khó khăn trong hoạt động thu thập thông tin tình báo và ngăn chặn các chiến binh nước ngoài, các “gia đình cực đoan” trở về quê hương từ tiền tuyến. Các chiến lược chống khủng bố ở Đông Nam Á đã không ngờ với khái niệm “thủ phạm trẻ em”. Theo các quan chức, điều quan trọng là cần phải tăng cường giám sát công chúng. Phần lớn những “tân binh” đều trẻ, có giáo dục và từ tầng lớp trung lưu, những người đang hưởng lợi từ mạng lưới kỹ thuật số. Các công nghệ như cryptocurrencies và web đã cung cấp cho những kẻ khủng bố một mức độ ẩn danh cao với sự giám sát tối thiểu theo quy định. Chẳng hạn ở Philippines, các nhóm khủng bố địa phương Abu Sayyaf và Maute đã sử dụng chuyển khoản điện tử để kiếm khoảng 1,5 triệu USD chống chọi với cuộc bao vây thành phố Malawi năm 2017.
Nhiều người đang lo lắng rằng Myanmar, đang trải qua một cuộc khủng hoảng tị nạn, có thể là thảm họa khủng bố tiếp theo của Đông Nam Á. Các nhà phân tích lo ngại IS sẽ lợi dụng tình hình ở Myanmar để chiêu dụ những người tị nạn Rohingya nếu tình hình không được kiểm soát đúng cách.