Thanh toán chi phí chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân BHYT

Khung giá của Thông tư 14 đã hợp lý?

Gần đây, Đường dây nóng liên tục nhận được nhiều phản ánh của những bệnh nhân có thẻ BHYT bị bệnh thận phải thường xuyên chạy thận nhân tạo (CTNT) tại Bệnh viện Nhân dân 115 về việc từ 20-6-2006, Bệnh viện 115 thu thêm 50.000 đồng/lần đối với bệnh nhân BHYT CTNT dùng dung dịch Acetate. Vì vậy, nhiều bệnh nhân trước đây một tuần CTNT 3 lần, nay phải giảm số lần CTNT vì không có khả năng đóng thêm khoản tiền trên.
Khung giá của Thông tư 14 đã hợp lý?

Gần đây, Đường dây nóng liên tục nhận được nhiều phản ánh của những bệnh nhân có thẻ BHYT bị bệnh thận phải thường xuyên chạy thận nhân tạo (CTNT) tại Bệnh viện Nhân dân 115 về việc từ 20-6-2006, Bệnh viện 115 thu thêm 50.000 đồng/lần đối với bệnh nhân BHYT CTNT dùng dung dịch Acetate. Vì vậy, nhiều bệnh nhân trước đây một tuần CTNT 3 lần, nay phải giảm số lần CTNT vì không có khả năng đóng thêm khoản tiền trên.

Khung giá của Thông tư 14 đã hợp lý? ảnh 1
Bệnh nhân BHYT đang chạy thận nhân tạo tại BV Nhân dân 115.

Chúng tôi đã gặp ông Đỗ Hồng Dân, Trưởng phòng Kế toán - Tài chính Bệnh viện ND 115 và được biết nội dung phản ánh của bệnh nhân BHYT là có thật. Ông Dân giải thích:

Với lượng bệnh đông (120 bệnh nhân CTNT mỗi ngày), lực lượng bác sĩ, điều dưỡng của khoa Thận niệu Bệnh viện ND 115 làm việc rất vất vả (làm 4 ca - từ 5 giờ sáng hôm nay đến 3 giờ sáng hôm sau kể cả ngày nghỉ); máy CTNT phải hoạt động liên tục (mỗi ngày chỉ nghỉ 2 giờ để vệ sinh máy).

Người bị bệnh thận phải CTNT mới thải được nước tiểu ra ngoài, bình quân mỗi tuần chạy 3 lần. Chi phí cho bệnh nhân CTNT lần đầu có sử dụng dung dịch Acetate là 650.000 đồng/lần do có bộ dụng cụ trong đó có màng lọc trị giá trên 300.000 đồng và chi phí cho những lần sau là 350.000 đồng/lần; chi phí cho bệnh nhân CTNT lần đầu có sử dụng dung dịch Natri-Bicarbonat (tính luôn bộ dụng cụ, màng lọc) là 750.000 đồng/lần và chi phí cho những lần sau là 450.000 đồng/lần nhưng cơ quan BHXH chỉ thanh toán 300.000 đồng/lần.

Như vậy chi phí thực tế cho một bệnh nhân CTNT trong tuần 3 lần là 1.456.813 đồng nhưng cơ quan BHXH TP quyết toán là 900.000 đồng (theo Thông tư 14/TTLB ngày 30-9-1995 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Y tế). Khoản chi phí chênh lệch cho một lần CTNT là 185.604 đồng lẽ ra bệnh viện phải thu thêm của bệnh nhân nhưng bệnh viện tự trang trải nên bị mất cân đối thu chi tài chính. Từ năm 2004 đến nay, Bệnh viện ND 115 đã nợ trên 10 tỷ đồng tiền thuốc sử dụng cho CTNT do không được cơ quan BHXH thanh toán đủ cho bệnh viện.

Ông cho biết, Bệnh viện ND 115 đã nhiều lần gửi văn bản đến Sở Y tế, Sở Tài chính, BHXH TP để giải trình về khoản nợ tiền thuốc này nhưng đến nay chưa được các cơ quan chức năng xem xét giải quyết. Do vậy, kể từ ngày 20-6-2006, Bệnh viện ND 115 buộc lòng phải thu thêm của bệnh nhân số tiền 50.000 đồng/lần đối với bệnh nhân CTNT sử dụng dung dịch Acetate để bệnh nhân sẻ chia khó khăn với bệnh viện.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc Bệnh viện ND 115, cho biết sau nhiều năm không thu thêm tiền chênh lệch của bệnh nhân nghèo CTNT, bệnh viện thu không đủ bù chi, nếu tiếp tục gánh khoản chênh lệch kể trên, bệnh viện sẽ lâm vào tình cảnh nợ nần triền miên. Bệnh viện muốn tồn tại, phải tự cứu mình bằng cách thu thêm tiền của bệnh nhân như các bệnh viện khác trên cả nước có tổ chức CTNT đã làm.

Về phía cơ quan BHYT, bà Hà Thị Hiền, Phó Giám đốc BHXH TP, cho biết, cơ quan BHXH đã thanh toán đủ chi phí CTNT cho Bệnh viện ND 115 theo đúng tinh thần Thông tư 14.

Từ thực tế trên, chúng tôi nhận thấy do cơ chế thanh toán chi phí điều trị cho bệnh nhân BHYT - nhất là bệnh nhân CTNT - cơ quan BHXH TP chỉ thanh toán theo khung giá của Thông tư 14 chứ không thanh toán các vật tư mà bệnh viện đã sử dụng để chữa trị cho bệnh nhân, đã dẫn đến tình trạng Bệnh viện ND 115 không có khả năng chi trả tiền thuốc lên đến 10 tỷ đồng.

Thiết nghĩ các cơ quan chức năng: Sở Y tế, Sở Tài chính, cơ quan BHXH cần xem xét sự việc một cách thấu đáo để tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho Bệnh viện ND 115 chứ không thể để bệnh nhân BHYT vốn đã nghèo, bệnh nặng, phải chịu thêm khoản tiền kể trên khi CTNT.

QUỲNH HƯƠNG

 

Tin cùng chuyên mục