Rau quả cũng là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nhóm hàng nhập khẩu. Hiện rau quả nhập khẩu nhiều nhất là từ Thái Lan. Theo Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2017, kim ngạch nhập khẩu rau quả từ quốc gia này là 516,8 triệu USD, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của cả nước. Ở chiều ngược lại, xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017 đạt trên 2,3 tỷ USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam, chiếm 85% tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả.
Theo các bộ, ngành chức năng, tăng trưởng nhập khẩu rau quả trong 8 tháng đầu năm là hiện tượng bình thường. Và ở chiều ngược lại, rau quả là mặt hàng Việt Nam có lợi thế, vì vậy từ 3 - 4 năm trở lại đây, tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này rất nhanh. Nếu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt gần 900 triệu USD thì năm 2016 đã vượt 2 tỷ USD và dự kiến năm nay sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD. Với việc tăng trưởng mạnh mẽ ở cả 2 chiều xuất và nhập khẩu đã tạo áp lực cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng, an toàn thực phẩm để người sản xuất phải thay đổi tư duy, chú trọng hơn tới việc ứng dụng công nghệ, quy trình canh tác, lựa chọn mẫu mã bao bì, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là quy trình bảo quản sau thu hoạch.
Theo các bộ, ngành chức năng, tăng trưởng nhập khẩu rau quả trong 8 tháng đầu năm là hiện tượng bình thường. Và ở chiều ngược lại, rau quả là mặt hàng Việt Nam có lợi thế, vì vậy từ 3 - 4 năm trở lại đây, tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này rất nhanh. Nếu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt gần 900 triệu USD thì năm 2016 đã vượt 2 tỷ USD và dự kiến năm nay sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD. Với việc tăng trưởng mạnh mẽ ở cả 2 chiều xuất và nhập khẩu đã tạo áp lực cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng, an toàn thực phẩm để người sản xuất phải thay đổi tư duy, chú trọng hơn tới việc ứng dụng công nghệ, quy trình canh tác, lựa chọn mẫu mã bao bì, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là quy trình bảo quản sau thu hoạch.