Kình địch đại chiến

Cuộc đại chiến giữa những kình địch không chỉ trong thể thao mà còn trong văn hóa, chính trị, tôn giáo…  đang mang lại cho SEA Games 26 thêm nhiều điều thú vị, nhưng cũng khiến có thể nảy sinh thêm nhiều vấn đề.

Cuộc đại chiến giữa những kình địch không chỉ trong thể thao mà còn trong văn hóa, chính trị, tôn giáo…  đang mang lại cho SEA Games 26 thêm nhiều điều thú vị, nhưng cũng khiến có thể nảy sinh thêm nhiều vấn đề.

Một CĐV của nước chủ nhà - cô sinh viên Andra - vừa cho biết sau trận chung kết đồng đội nam căng thẳng giữa Indonesia và người láng giềng Malaysia: “Malaysia cố gắng chiếm hữu văn hóa và đất đai của chúng tôi, nhưng điều tồi tệ nhất là họ nghĩ rằng họ luôn luôn hay hơn chúng tôi. Hôm nay, chúng tôi hay hơn họ”.

Niềm vui sướng như điên của các tuyển thủ cầu lông Indonesia và CĐV sau khi đánh bại kình địch láng giềng Malaysia.

Niềm vui sướng như điên của các tuyển thủ cầu lông Indonesia và CĐV sau khi đánh bại kình địch láng giềng Malaysia.

Các tuyển thủ cầu lông Malaysia đã phải gánh chịu 4 giờ tra tấn màng nhĩ trong suốt trận chung kết với đại địch Indonesia. Họ không ngại ngần la ó, chế giễu và sử dụng tất cả các chiêu trò cổ vũ khác - như uy hiếp tinh thần bằng các hành động đe dọa chân tay - các CĐV Indonesia ở Jakarta đã góp phần không nhỏ giúp các tuyển thủ nhà đánh bại đối thủ với tỷ số 3-1 hôm thứ Ba rồi. Trong khi đó, trận bóng đá nam giữa U23 chủ nhà và U23 Malaysia cũng được nhận định sẽ là nơi để các CĐV chủ nhà “múa may” và đề cao tinh thần dân tộc của mình, trận đấu nóng bỏng cả trên sân cỏ lẫn khu kỹ thuật. Là 2 quốc gia chia sẻ đường biên giới, có ngôn ngữ tương đồng và văn hóa tương tự, Indonesia và Malaysia đương nhiên cũng cùng chia sẻ rất nhiều mâu thuẫn về chính trị và về văn hóa.

Nhưng Indonesia và Malaysia không phải là những kình địch duy nhất ở SEA Games 26 - Đại hội thể thao được kêu gọi là cùng đoàn kết, cùng phát triển và cùng chiến thắng. Những mâu thuẫn về chính trị, văn hóa, tôn giáo cũng tồn tại giữa Singapore và Malaysia (dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt trong môn bơi lội giữa đội tuyển của 2 quốc gia này), giữa Thái Lan với Campuchia - chủ yếu là về vấn đề tranh chấp đường biên giới và ngôi đền Peah Vihear, hay giữa Thái Lan với Myanmar.

Rajes Paul - một phóng viên Malaysia - nhìn nhận: “Những cuộc tranh tài thể thao sẽ có đôi chút thú vị nếu các CĐV mang đến một chút gì đó sự tự hào dân tộc và những mâu thuẫn về mặt quốc gia. Tuy nhiên, đôi khi mọi việc trở nên quá đà và chìm lấp hoàn toàn trong những toan tính về mặt chính trị. Thật tồi tệ khi các CĐV Malaysia thường mang theo sự sợ hãi khi tháp tùng đội tuyển đến Jakarta. Tuy nhiên giờ đây, tôi nghĩ rằng đã có sự tôn trọng hơn giữa 2 bên”.

Rexy Mainaky - cựu vô địch Olympic của cầu lông Indonesia, người đã vượt qua rất nhiều rào cản để trở thành HLV của tuyển Malaysia - thổ lộ: “Không phải thể thao mà chính trị gây ra rắc rối. Thật không hay khi phải nghe những đứa trẻ hét to các câu khẩu hiệu toàn mang tính chính trị dù chúng chẳng hiểu chút nào. Chúng chỉ nói ra một cách đơn giản mà không hiểu rằng nó gây ra đớn đau”.

 Câu chuyện về sự ngược đãi của một số ông chủ Malaysia với các lao động nhập cư từ Indonesia vài năm trước đã thắp lửa thêm cho mâu thuẫn giữa 2 quốc gia vốn có tranh chấp về nhiều hòn đảo, lãnh hải. Dù kêu gọi sự đoàn kết, các quan chức hải quan của Indonesia vẫn cố tình kéo dài thủ tục nhập cảnh nếu họ biết khách hàng của họ là người Malaysia.

Ở SEA Games lần này, BTC đã động viên hàng trăm sinh viên tham gia cổ vũ cho các đoàn thể thao khác, trong đó có cả Malaysia. Các CĐV “bất đắc dĩ” này sẵn sàng la hét, phất cờ ủng hộ cho các VĐV Malaysia. Những hình ảnh đó gây ra sự ngạc nhiên lớn lao, nhưng nếu đi vào tiểu tiết, người ta sẽ rõ - một học sinh Indonesia tên là Riza Novita - cho biết: “Miệng tôi cổ vũ cho Malaysia, nhưng trái tim tôi vẫn thuộc về tổ quốc”.

HOÀNG PHONG

Tin cùng chuyên mục