Kinh tế lâm nghiệp là lối ra cho Tuyên Quang

Chiều 26-2, dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Tuyên Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, nhất là gỗ rừng trồng là một thế mạnh cần khai thác để thúc đẩy công nghiệp chế biến. “Kinh tế lâm nghiệp là lối ra cho Tuyên Quang”, Thủ tướng nêu rõ.
Kinh tế lâm nghiệp là lối ra cho Tuyên Quang

Chiều 26-2, dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Tuyên Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, nhất là gỗ rừng trồng là một thế mạnh cần khai thác để thúc đẩy công nghiệp chế biến. “Kinh tế lâm nghiệp là lối ra cho Tuyên Quang”, Thủ tướng nêu rõ.

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội vùng đất “cái nôi của cách mạng” Tuyên Quang không ngừng đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh tăng 8% so với năm 2015; thu nhập bình quân đầu người đạt 34 triệu đồng/người/năm. Toàn tỉnh có thêm 6 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 16 xã. Diện tích trồng rừng đạt 10.500ha, tăng 104% kế hoạch.

Thủ tướng và đoàn công tác Chính phủ làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, ngày 26-2. Ảnh: VGP

Với 22 dân tộc cư trú trên địa bàn, ở mỗi cộng đồng các dân tộc đều có những nét văn hóa, phong tục tập quán từ lâu đời đã tạo nên những sắc thái riêng biệt và trở thành những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Tuyên Quang, đóng góp cho kho tàng văn hóa của cả nước. Nằm ở vị trí địa lý đặc biệt bản lề nối hai vùng Đông và Tây Bắc bộ, trải dài từ Bắc xuống Nam, Tuyên Quang có nhiều điều kiện để phát triển tốt các loại hình du lịch, đặc biệt là việc sở hữu đến 546 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, trong đó có 435 di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến như một “bảo tàng cách mạng” của cả nước. Năm 2016, Tuyên Quang thu hút 1,4 triệu lượt khách du lịch, tổng doanh thu xã hội về du lịch đạt 1.226 tỷ đồng..., có vai trò như một động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ của địa phương…

Biểu dương thành tích toàn diện của tỉnh, song Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng phân tích, quy mô kinh tế của Tuyên Quang còn thấp, rừng chưa thực sự trở thành một thế mạnh để tạo nên nguồn thu của địa phương. Tỷ lệ nghèo còn ở mức cao trong vùng.

Gợi mở những biện pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Thủ tướng đề nghị Tuyên Quang ưu tiên hàng đầu cho nâng cấp, mở rộng hạ tầng cứng, đường giao thông; đi đôi với đó là làm tốt công tác tái cơ cấu dân cư nhằm giảm chi phí hạ tầng. Về hạ tầng mềm, tỉnh cần đẩy mạnh giáo dục cơ bản, nâng cao dân trí, đặc biệt là đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn; thay đổi phương thức đầu tư theo hướng có trọng điểm đối với khối các trường nội trú và dạy nghề để tạo điều kiện hướng nghiệp cho bà con.

Trước đó, chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm Nhà máy May Tuyên Quang tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương.

MINH TÂM

Tin cùng chuyên mục