“Kinh tế Việt Nam phát triển mừng Đại lễ 1.000 năm Hà Nội”

Đó là tựa đề bài viết của nhà báo Jason Folkmanis, phóng viên hãng tin Bloomberg (Mỹ), viết về không khí sôi động trong dịp đại lễ tại Hà Nội và những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam sau những năm đổi mới.

Đó là tựa đề bài viết của nhà báo Jason Folkmanis, phóng viên hãng tin Bloomberg (Mỹ), viết về không khí sôi động trong dịp đại lễ tại Hà Nội và những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam sau những năm đổi mới. Báo SGGP xin trích đăng một phần bài viết nói trên:

Trong kỳ nghỉ cuối tuần này, Hà Nội sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 1.000 năm kể từ khi thủ đô nước Việt Nam ra đời. Sự kiện này kỷ niệm việc Lý Thái Tổ, vị vua khai sinh ra triều Lý năm 1010, đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La (Thăng Long) và là Hà Nội ngày nay. Hà Nội hiện là trung tâm văn hóa - hành chính lớn nhất Việt Nam, trong khi TPHCM là trung tâm tài chính của cả nước. Đây là dịp để Chính phủ Việt Nam chứng tỏ sự phát triển kinh tế đất nước sau nhiều thập kỷ chìm trong chiến tranh.

Sẽ có 31.000 người tham gia lễ diễu hành, bao gồm cả lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam, vào ngày 10-10 tại Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào năm 1945. Cũng trong dịp lễ kỷ niệm này, công trình con đường gốm sứ chiều dài 3.850m, diện tích 6.950m² đã được nhận kỷ lục Guinness.

 Ông Peter Ryder, Giám đốc điều hành Quỹ Indochina Capital, sống tại Hà Nội từ năm 1992 và hiện đang quản lý khối tài sản phát triển trị giá 2 tỷ USD nhận định: “Hà Nội đang trên đà trở thành một đô thị hiện đại”. Hà Nội có 6,5 triệu dân, mức sống đang không ngừng được nâng cao trong hơn 20 năm qua. Những nhãn hàng thời trang, tập đoàn nổi tiếng thế giới đã có mặt ở thành phố này, trong đó có cả Metro AG, tập đoàn kinh doanh siêu thị danh tiếng của Đức hay nhãn hàng Louis Vuiton... Theo bản báo cáo của Price WaterhouseCoopers có trụ sở đặt tại Anh công bố vào tháng 11 năm ngoái, kinh tế của thủ đô Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng cao trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2025. 

 Vượt qua những mất mát sau chiến tranh, sau thời bao cấp, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam định hướng nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, Hà Nội đã hồi phục kể từ năm 1986. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), GDP của Việt Nam hiện ở mức 1.068 USD, tăng gấp 5 lần so với 15 năm trước. World Bank cho biết, năm 1993, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia nghèo nhất thế giới. Nhưng năm 2009, Việt Nam đã đứng trên 36 quốc gia khác. Nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, khi những dự án đầu tư kinh tế liên tục đổ về những thành phố lớn.

Trong năm 2007, tập đoàn Hàn Quốc Keangnam Enterprises đã quyết định đầu tư dự án xây dựng tòa cao ốc cao nhất Việt Nam. Một trung tâm hội nghị quốc gia có tổng kinh phí xây dựng 265 triệu USD đã được xây dựng tại Hà Nội để tổ chức những hội nghị thượng đỉnh toàn cầu, chẳng hạn như hội nghị cấp cao các quốc gia Đông Nam Á sắp tới.

Thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch Việt Nam cho biết, số lượng khách du lịch đến Việt Nam đã tăng 34% trong tháng 9

THANH HẰNG (dịch)

Tin cùng chuyên mục