Kính viễn vọng mới nghiên cứu những vụ nổ vũ trụ

Kính viễn vọng mới nghiên cứu những vụ nổ vũ trụ

Các nhà khoa học thế giới đang náo nức chờ đón những phát hiện mới từ GLAST (Kính viễn vọng không gian phạm vi rộng tia gamma), một đài thiên văn không gian mới của NASA, dự kiến được phóng lên vào ngày 5-6 tới từ mũi Canaveral ở bang Florida (Mỹ).

Kính viễn vọng mới nghiên cứu những vụ nổ vũ trụ ảnh 1

Kính GLAST bên trong bộ phận khung bảo vệ

Tia Gamma là loại tia có năng lượng lớn nhất và bầu trời tia gamma khác hẳn bầu trời mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường. Những vụ nổ bắn tia gamma là những vụ nổ tạo năng lượng lớn nhất trong phổ điện từ – mạnh hơn tia X và mạnh hơn 1.000 lần ánh sáng nhìn thấy được. Tuy nhiên, do bước sóng của tia gamma hết sức nhỏ, dễ bị khí quyển của trái đất cản lại nên những thiết bị muốn phát hiện tia gamma phải ở ngoài bầu khí quyển.

Sau những vụ nổ vũ trụ, có thể theo dõi  tia X, tia tử ngoại và ánh sáng thấy được trong nhiều tuần lễ cho đến khi chúng biến mất, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa hiểu về cơ chế tạo ra những tia gamma ban đầu.

Sắp tới, dữ liệu từ GLAST sẽ giúp các nhà vật lý hiểu nhiều hơn về các vụ nổ vũ trụ và giải đáp nhiều câu hỏi trong lĩnh vực vật lý học thiên thể và vật lý hạt nhân, như hệ thống lỗ đen siêu khổng lồ, những ngôi sao chỉ có thể phát hiện bằng tín hiệu radio, nguồn gốc các tia vũ trụ, tìm kiếm dấu hiệu của những quy luật tự nhiên mới...

Võ Hà (theo Zee News, NASA)
(Báo SGGP 12G)

Tin cùng chuyên mục