Lần đầu tiên có phác đồ điều trị nhiễm độc chì

(SGGP).- Đó là thông tin được TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cho biết ngay sau khi  Bộ Y tế chính thức ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì áp dụng tại tất cả các tuyến điều trị.

(SGGP).- Đó là thông tin được TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cho biết ngay sau khi  Bộ Y tế chính thức ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì áp dụng tại tất cả các tuyến điều trị.

Theo phác đồ hướng dẫn chẩn đoán này, những trường hợp ngộ độc chì từ trung bình đến mức độ nặng đều phải nhập viện điều trị. Ngộ độc chì xảy ra nguy hiểm nhất là với trẻ em. Khoảng 25% - 30% trẻ ngộ độc chì sẽ bị di chứng vĩnh viễn gây chậm phát triển trí tuệ, co giật, mù, liệt.

Bộ Y tế cũng chỉ rõ, không chỉ dùng các loại thuốc nam uống, bôi (dân gian gọi là thuốc cam, thuốc tưa lưỡi…) chứa chì mới có nguy cơ ngộ độc chì mà cơ thể có thể nhiễm chì qua nhiều nguồn tiếp xúc khác nhau. Ví như trẻ chơi đồ chơi dùng sơn chì, nhiễm chì từ môi trường sống như bụi từ sơn chì cũ, đất bị nhiễm chì, ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp, nhiễm chì từ thực phẩm là đồ hộp có chất hàn gắn hộp sử dụng chì, sử dụng các đồ gốm sứ, thủ công có chì… Phụ nữ đang bị nhiễm độc chì không nên có thai, nếu mẹ bị nhiễm độc chì không nên cho con bú.

Hướng dẫn trên được ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị trước tình trạng số trẻ nhỏ bị ngộ độc chì do sử dụng các loại thuốc cam không rõ nguồn gốc liên tiếp gia tăng.

Kh.Nguyễn

Thông tin liên quan

- Phản ứng quá chậm

- Gần 100 mẫu thuốc cam có kim loại nặng

- Đình chỉ nhiều cơ sở đông y bán thuốc cam trộn chì

- Nhiều loại thuốc cam có hàm lượng chì tới 60%

Tin cùng chuyên mục