“Lắng nghe ý kiến người nộp thuế” - Nhiều lợi ích

Tuần lễ “Lắng nghe ý kiến người nộp thuế” năm nay diễn ra với nhiều chương trình mới, mở rộng. Thế nhưng, những phản ánh bức xúc không còn “nóng” như trước, phần lớn những câu hỏi mang tính thời sự của tình hình kinh tế khó khăn là giảm, giãn thuế như thế nào, điều kiện ra sao... Điều đó cho thấy một tính hiệu lạc quan cho ngành thuế.
“Lắng nghe ý kiến người nộp thuế” - Nhiều lợi ích

Tuần lễ “Lắng nghe ý kiến người nộp thuế” năm nay diễn ra với nhiều chương trình mới, mở rộng. Thế nhưng, những phản ánh bức xúc không còn “nóng” như trước, phần lớn những câu hỏi mang tính thời sự của tình hình kinh tế khó khăn là giảm, giãn thuế như thế nào, điều kiện ra sao... Điều đó cho thấy một tính hiệu lạc quan cho ngành thuế.

Chuyên viên Cục thuế TPHCM tư vấn, hướng dẫn trực tiếp người dân làm hồ sơ thuế. Ảnh: Kim Ngân

Chuyên viên Cục thuế TPHCM tư vấn, hướng dẫn trực tiếp người dân làm hồ sơ thuế. Ảnh: Kim Ngân

Tuần lễ “Lắng nghe ý kiến người nộp thuế” năm nay được lãnh đạo Cục Thuế TPHCM mở rộng, không chỉ đối thoại trực tiếp tại cơ quan thuế, nay mở rộng qua các kênh giao lưu trực tuyến với bạn đọc báo đài. Cục Thuế đã tiếp và giải đáp thắc mắc cho hơn 600 doanh nghiệp, đồng thời trả lời trực tuyến hàng trăm câu hỏi của bạn đọc qua các kênh báo đài. Ngoài ra, doanh nghiệp và cá nhân cũng đã gởi 231 câu hỏi, thắc mắc đến Cục Thuế và hầu hết đã được giải đáp.

Ở các Chi cục Thuế, cũng đã đối thoại được hơn 2.100 doanh nghiệp; đã nhận và trả lời gần 1.000 câu hỏi. Ngoài ra, tất cả các cơ quan thuế tổ chức những bàn để nhân viên thuế lắng nghe, hỗ trợ trực tiếp cho người nộp thuế. Chỉ trong một tuần đã trả lời được 1.852 thắc mắc không biết hỏi ai của doanh nghiệp.

Đặc biệt, tuần lễ năm nay có điểm mới là xây dựng chương trình “Tuyên truyền chính sách thuế trong học  đường”. Bước đầu cơ quan thuế đã gieo khái niệm thuế, nghĩa vụ nộp thuế của công dân, tiền thuế được sử dụng như thế nào cho học sinh khối lớp 10 của 7 trường trung học phổ thông lớn trên địa bàn TP. Số lượng học sinh tham dự lên trên 1.100 học sinh. Chương trình tập trung giúp học sinh tìm hiểu các sắc thuế cơ bản (Thuế Thu nhập cá nhân, giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp), nghĩa vụ nộp thuế của công dân. Trong đó, cũng giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng túi ni lông để các em có ý thức bảo vệ môi trường.

“Khi một chính sách thuế mà nhiều người thắc mắc, tức là công tác làm luật của mình có vấn đề...”, ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó Cục trưởng Cục thuế TPHCM nói. Nhưng năm nay, các câu hỏi về chính sách giảm hẳn so với năm trước. Trong khi đó, công tác chuẩn bị cho tuần lễ “Lắng nghe ý kiến người nộp thuế” năm nay chu đáo hơn. Lãnh đạo các phòng, ban của Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính cùng tham gia đối thoại để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, bức xúc cũng như kiến nghị, hiến kế của doanh nghiệp đối với ngành thuế.

Theo thống kê, những câu hỏi tập trung vào các quy định pháp luật về thuế giá trị gia tăng (khoảng 550 câu), thu nhập doanh nghiệp (gần 400 câu), thu nhập cá nhân (gần 500 câu). Ngoài ra, những phản ánh về thái độ, tác phong cán bộ thuế cũng giảm hẳn, chỉ vài trường hợp. Rõ ràng như bà Nguyễn Như Đinh (quận 3) nhận xét: “Từ khi có tuần lễ lắng nghe người nộp thuế, thái độ cán bộ ngành thuế dịu hẳn. Bởi nếu nhũng nhiễu, người dân và doanh nghiệp sẽ có chỗ để chỉ đích danh”.

Các câu hỏi còn lại được nhiều doanh nghiệp quan tâm là nội dung hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 13 của Chính phủ ra sao, điều kiện nào để được miễn, giảm, giãn thuế, thủ tục giãn, giảm; điều kiện xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa; bao nhiêu lao động, vốn pháp định bao nhiêu thì được xác định là doanh nghiệp nhỏ và vừa để hưởng các ưu đãi của Nhà nước? Tất cả những câu hỏi trên được lãnh đạo các ngành, các cấp trả lời thấu đáo.

Kết thúc tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế lần này, ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó Cục trưởng Cục thuế TP hồ hởi: Cứ hễ dân ít hỏi là chúng tôi mừng, vì điều đó cho thấy ngành thuế ngày một tiến bộ...

Hàn Ni

Tin cùng chuyên mục