Lao động vùng ĐBSCL: Cung lớn hơn cầu

“ĐBSCL - cung lao động vẫn lớn hơn cầu, từ đó tạo ra sức ép tương đối lớn về giải quyết việc làm. Nguồn lao động trẻ dồi dào, song chất lượng vẫn thấp cả trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp…công tác dạy nghề cho lao động nông thôn thực hiện còn chậm”, đó là nhận định của bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH tại hội nghị đánh giá tình hình thực hiện chính sách về lao động, việc làm và dạy nghề tại vùng ĐBSCL, ngày 5-12, do Bộ LĐTB-XH phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức.
Lao động vùng ĐBSCL: Cung lớn hơn cầu

(SGGP).- “ĐBSCL - cung lao động vẫn lớn hơn cầu, từ đó tạo ra sức ép tương đối lớn về giải quyết việc làm. Nguồn lao động trẻ dồi dào, song chất lượng vẫn thấp cả trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp…công tác dạy nghề cho lao động nông thôn thực hiện còn chậm”, đó là nhận định của bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH tại hội nghị đánh giá tình hình thực hiện chính sách về lao động, việc làm và dạy nghề tại vùng ĐBSCL, ngày 5-12, do Bộ LĐTB-XH phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức.

Nghề đan lưới phát triển mạnh ở các tỉnh vùng lũ ĐBSCL.

Theo ông Nguyễn Phong Quang, Phó ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, vùng ĐBSCL có dân số hơn 17,4 triệu người, với nguồn lao động dồi dào hơn 10,3 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 57,8% dân số. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ đạt 10,4% (trong khi cả nước 17,9%). Tỷ lệ thiếu việc làm chiếm 6% và thất nghiệp 2,42%. Mạng lưới cơ sở dạy nghề, đến nay toàn vùng 181 cơ sở dạy nghề trong đó có 13 trường cao đẳng nghề, 39 trường trung cấp nghề, 129 trung tâm dạy nghề và 186 cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Tuy là vùng có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng lao động, việc làm và dạy nghề còn nhiều hạn chế cần quan tâm đầu tư nhiều.   

CAO PHONG

Tin cùng chuyên mục