Lời khuyên cho phụ huynh có con tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển giao giữa trẻ con và người lớn với những thay đổi bất ngờ về cơ thể và tính cách. Và chắc chắn, làm cha, làm mẹ những trẻ đang dậy thì không dễ dàng chút nào. Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho những bậc phụ huynh để có thể giáo dục con cái trong tuổi dậy thì hiệu quả hơn.
Lời khuyên cho phụ huynh có con tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển giao giữa trẻ con và người lớn với những thay đổi bất ngờ về cơ thể và tính cách. Và chắc chắn, làm cha, làm mẹ những trẻ đang dậy thì không dễ dàng chút nào. Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho những bậc phụ huynh để có thể giáo dục con cái trong tuổi dậy thì hiệu quả hơn.

1. Đừng mong đợi quá nhiều

Lời khuyên cho phụ huynh có con tuổi dậy thì ảnh 1

Ảnh minh họa.

Đó là lời khuyên của các chuyên gia giáo dục. Ví dụ, bạn mới đưa ra giờ “giới nghiêm“ cho con cái, sau đó cô con gái của bạn đi chơi về đúng giờ nhưng thay vì học tập, cô bé lại ngồi lướt web mải mê. Các bậc cha mẹ thông thường ngay lập tức quát mắng con, như vậy là không nên.

Trong trường hợp này, bạn chỉ nên nhắc nhở con một cách nhẹ nhàng, thậm chí nên khen con vì đã về nhà đùng giờ quy định. Bởi nếu bạn chỉ biết mắng con thì trong tiềm thức của trẻ sẽ hình thành suy nghĩ rằng bất kể điều gì chúng làm, dù tốt đến mấy, bạn cũng sẽ tìm ra sai phạm khác để phê bình.

2. Luôn sẵn sàng vì con

Rất nhiều bậc phụ huynh muốn con cái phải tâm sự hết mọi chuyện với họ nhưng ở tuổi dậy thì, đa số trẻ rất khép kín, ít cởi mở. Nếu cậu con trai của bạn chưa sẵn sàng nói chuyện với cha mẹ về những vấn đề riêng, bạn không nên nài ép bởi như thế, cậu bé sẽ bị áp lực trong việc bộc bạch. Thay vào đó, bạn hãy nhẹ nhàng nói với con rằng: “Ba mẹ lúc nào cũng sẵn sàng dành thời gian cho con!”, như thế cậu bé sẽ tự tin hơn.

3. Đừng xâm phạm sự tự do riêng tư

Dù lo lắng cho con, bạn cũng đừng nghe lén điện thoại, đọc trộm nhật ký, thư từ hay tự vào phòng con cái dọn dẹp khi chúng không có nhà. Trẻ ở tuổi này rất nhạy cảm, chúng sẽ luôn đề phòng chính cha mẹ một khi chúng biết rằng bạn đã từng xâm phạm sự riêng tư của chúng. Thay vào đó, những lời tỉ tê giữa mẹ và con gái hay giữa cha và con trai sẽ mang lại nhiều hiệu quả.

4. Nghiêm khắc trong việc sử dụng điện thoại của con

Thiếu niên có thói quen nói chuyện rất lâu bên chiếc điện thoại của gia đình nhưng các bậc phụ huynh chỉ phàn nàn khi họ cần dùng tới điện thoại. Bạn nên nói với con ngay từ lần đầu chúng gọi điện thoại lâu để trẻ có tính kỷ luật. Nhưng bạn cũng nên nhớ phải luôn làm gương cho con cái.

5. Tích cực hóa những suy nghĩ của con

Thiếu niên ở tuổi này đặc biệt chú ý tới hình dáng bên ngoài của mình nhưng thường không có cái nhìn tích cực lắm và bị ảnh hưởng nhiều bởi những lời nhận xét. Bên cạnh đó, chúng cũng luôn có xu hướng thay đổi cách ăn mặc để phù hợp với bạn bè cùng trang lứa. Bạn nên hiểu được nét tâm lý này của con mình để góp ý cho con và tích cực hóa những suy nghĩ của chúng, tuy vậy bạn không nhất thiết phải thường xuyên khen ngợi con cái (vì điều này khiến con bạn quá chăm chút đến hình thức).

Và cuối cùng, một nguyên tắc chung dành cho các bậc phụ huynh: hãy là bạn của con và tạo được niềm tin nơi con thay vì là một người lớn đầy quyền uy và luôn áp đặt.

NGUYỄN PHƯƠNG
(Theo the NYtimes magazine)
 

Tin cùng chuyên mục