Ưu tiên thực phẩm sạch và an toàn
Vấn đề thực phẩm sạch và an toàn hiện đang là mối quan tâm bậc nhất của người tiêu dùng. Trong đó, 4 nguy cơ vệ sinh an toàn thực phẩm mà người tiêu dùng đang lo ngại là sử dụng chất cấm, nguyên liệu, quy trình sản xuất không hợp vệ sinh, dư lượng hóa chất độc hại trong sản phẩm.
Trong nghiên cứu mới đây do HVNCLC thực hiện cho thấy, có hơn 62% người tiêu dùng được khảo sát lo ngại về yếu tố an toàn khi chọn mua thực phẩm, nông sản tươi, bánh kẹo, đồ uống. Tỷ lệ này vượt xa những lo ngại còn lại như hàng giả hay tự ý thay đổi hạn sử dụng… Bên cạnh đó, cùng với việc khai thác hiệu quả các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), việc tận dụng tốt tâm lý “sính hàng ngoại” của người tiêu dùng Việt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Thái, Nhật, Hàn… thâm nhập vào thị trường Việt Nam bằng chiến lược rất căn cơ và bài bản nên đã và đang từng bước tiếp cận thị trường một cách hiệu quả.
Người tiêu dùng cũng rất e dè trong lựa chọn sản phẩm có xuất xứ từ những quốc gia có nhiều scandal tai tiếng về an toàn vệ sinh thực phẩm. Cùng với đó, khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng sẵn sàng chi trả mức chi tiêu cao hơn cho các sản phẩm nói chung, quan tâm hơn những giá trị mà nó mang lại và các sản phẩm thực phẩm, đồ uống… có lợi cho sức khỏe. Kết quả này, tương đồng với khảo sát về tốp 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng Việt do Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen thực hiện; trong đó, 2 yếu tố chọn mua sản phẩm có lợi cho sức khỏe hay chọn mua sản phẩm hữu cơ/tự nhiên được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn cao nhất với tỷ lệ chiếm 77%, tiếp theo mới đến các yếu tố khác.
Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm nông sản, thủy sản… nhưng các dòng sản phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là sản phẩm sạch được chế biến an toàn và tinh tế, vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chính yếu là do chênh lệch về trình độ công nghệ, trang thiết bị và nguồn nhân lực. Đây là một trong những điểm yếu cần được cộng đồng doanh nghiệp Việt quan tâm cải thiện khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong xu thế hội nhập hiện nay. Một yếu tố chủ quan khác là vẫn tồn tại nhiều doanh nghiệp làm ăn không minh bạch và thiếu chân chính, đã gây ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt trong lòng người tiêu dùng.
Giữ sức hút bán lẻ truyền thống
Để xóa rào cản tâm lý người Việt khi sử dụng hàng Việt, nhiều năm qua, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TPHCM (Saigon Co.op) đã liên kết với nhiều tổ chức quốc tế trong và ngoài nước đầu tư hệ thống kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi đưa vào bày bán tại hệ thống siêu thị Co.opmart. Gần đây nhất, Saigon Co.op phối hợp với sở NN-PTNT các tỉnh, Cơ quan Hợp tác phát triển Đức (GIZ), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Hiệp hội Hữu Cơ Naturland xây dựng kế hoạch đưa các sản phẩm hữu cơ đạt các chứng nhận quốc tế thông qua hàng loạt hoạt động kết nối chuỗi cung ứng ở các cấp độ khác nhau vào hệ thống Co.opmart. Đây là sáng kiến giúp thúc đẩy phát triển sản xuất nông sản sạch trong thời gian tới, góp phần đem lại cuộc sống an toàn cho người tiêu dùng, từng bước nâng cao thu nhập của người nông dân.
Nhìn nhận về vấn đề này, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp HVNCLC, cho rằng với từng đặc điểm từng ngành hàng mà các kênh phân phối có ưu thế khác nhau. Trong ngắn hạn, các kênh bán lẻ truyền thống vẫn còn sức hút đối với người tiêu dùng. Hiện một số đơn vị đã đầu tư phần mềm quản lý kho với tính năng và thao tác khá đơn giản cho những đại lý thân thiết, để gia tăng lợi ích của thương hiệu đối với người bán. Đồng thời, quảng bá sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua người bán, hình thức trưng bày tại điểm bán vẫn là chiến lược ưu tiên của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đánh giá về điểm yếu của bán lẻ truyền thống, các chuyên gia cho rằng với diện tích điểm bán hạn chế, mặt tiền cửa hàng có giới hạn, lại là nơi “chung sống” của quá nhiều nhãn hiệu sản phẩm nên doanh nghiệp phải đầu tư trưng bày sản phẩm mới, nổi bật. Mặt khác, những tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm khó đảm bảo.
Do vậy, xu hướng tiêu dùng hiện nay đang có sự thay đổi theo hướng giảm kênh bán lẻ truyền thống và chuyển dịch sang các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện ích… Nếu như kết quả khảo sát năm 2016, tỷ lệ người tiêu dùng chọn mua sản phẩm ở chợ là 31%, đến năm 2017 giảm còn 11%, sang năm 2018 giảm còn 10%; tiệm tạp hóa nhỏ lẻ cũng đang xuất hiện xu hướng giảm từ 17% xuống còn 9%. Bởi về lâu dài, người tiêu dùng sẽ nhận thấy vấn đề liên quan đến chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được kiểm soát tốt hơn tại hệ thống kênh phân phối hiện đại. Chính vì thế, việc phát triển những dòng sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng trong hệ thống kênh phân phối hiện đại là rất cần thiết.
Vấn đề thực phẩm sạch và an toàn hiện đang là mối quan tâm bậc nhất của người tiêu dùng. Trong đó, 4 nguy cơ vệ sinh an toàn thực phẩm mà người tiêu dùng đang lo ngại là sử dụng chất cấm, nguyên liệu, quy trình sản xuất không hợp vệ sinh, dư lượng hóa chất độc hại trong sản phẩm.
Trong nghiên cứu mới đây do HVNCLC thực hiện cho thấy, có hơn 62% người tiêu dùng được khảo sát lo ngại về yếu tố an toàn khi chọn mua thực phẩm, nông sản tươi, bánh kẹo, đồ uống. Tỷ lệ này vượt xa những lo ngại còn lại như hàng giả hay tự ý thay đổi hạn sử dụng… Bên cạnh đó, cùng với việc khai thác hiệu quả các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), việc tận dụng tốt tâm lý “sính hàng ngoại” của người tiêu dùng Việt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Thái, Nhật, Hàn… thâm nhập vào thị trường Việt Nam bằng chiến lược rất căn cơ và bài bản nên đã và đang từng bước tiếp cận thị trường một cách hiệu quả.
Người tiêu dùng cũng rất e dè trong lựa chọn sản phẩm có xuất xứ từ những quốc gia có nhiều scandal tai tiếng về an toàn vệ sinh thực phẩm. Cùng với đó, khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng sẵn sàng chi trả mức chi tiêu cao hơn cho các sản phẩm nói chung, quan tâm hơn những giá trị mà nó mang lại và các sản phẩm thực phẩm, đồ uống… có lợi cho sức khỏe. Kết quả này, tương đồng với khảo sát về tốp 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng Việt do Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen thực hiện; trong đó, 2 yếu tố chọn mua sản phẩm có lợi cho sức khỏe hay chọn mua sản phẩm hữu cơ/tự nhiên được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn cao nhất với tỷ lệ chiếm 77%, tiếp theo mới đến các yếu tố khác.
Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm nông sản, thủy sản… nhưng các dòng sản phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là sản phẩm sạch được chế biến an toàn và tinh tế, vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chính yếu là do chênh lệch về trình độ công nghệ, trang thiết bị và nguồn nhân lực. Đây là một trong những điểm yếu cần được cộng đồng doanh nghiệp Việt quan tâm cải thiện khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong xu thế hội nhập hiện nay. Một yếu tố chủ quan khác là vẫn tồn tại nhiều doanh nghiệp làm ăn không minh bạch và thiếu chân chính, đã gây ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt trong lòng người tiêu dùng.
Giữ sức hút bán lẻ truyền thống
Để xóa rào cản tâm lý người Việt khi sử dụng hàng Việt, nhiều năm qua, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TPHCM (Saigon Co.op) đã liên kết với nhiều tổ chức quốc tế trong và ngoài nước đầu tư hệ thống kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi đưa vào bày bán tại hệ thống siêu thị Co.opmart. Gần đây nhất, Saigon Co.op phối hợp với sở NN-PTNT các tỉnh, Cơ quan Hợp tác phát triển Đức (GIZ), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Hiệp hội Hữu Cơ Naturland xây dựng kế hoạch đưa các sản phẩm hữu cơ đạt các chứng nhận quốc tế thông qua hàng loạt hoạt động kết nối chuỗi cung ứng ở các cấp độ khác nhau vào hệ thống Co.opmart. Đây là sáng kiến giúp thúc đẩy phát triển sản xuất nông sản sạch trong thời gian tới, góp phần đem lại cuộc sống an toàn cho người tiêu dùng, từng bước nâng cao thu nhập của người nông dân.
Nhìn nhận về vấn đề này, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp HVNCLC, cho rằng với từng đặc điểm từng ngành hàng mà các kênh phân phối có ưu thế khác nhau. Trong ngắn hạn, các kênh bán lẻ truyền thống vẫn còn sức hút đối với người tiêu dùng. Hiện một số đơn vị đã đầu tư phần mềm quản lý kho với tính năng và thao tác khá đơn giản cho những đại lý thân thiết, để gia tăng lợi ích của thương hiệu đối với người bán. Đồng thời, quảng bá sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua người bán, hình thức trưng bày tại điểm bán vẫn là chiến lược ưu tiên của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đánh giá về điểm yếu của bán lẻ truyền thống, các chuyên gia cho rằng với diện tích điểm bán hạn chế, mặt tiền cửa hàng có giới hạn, lại là nơi “chung sống” của quá nhiều nhãn hiệu sản phẩm nên doanh nghiệp phải đầu tư trưng bày sản phẩm mới, nổi bật. Mặt khác, những tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm khó đảm bảo.
Do vậy, xu hướng tiêu dùng hiện nay đang có sự thay đổi theo hướng giảm kênh bán lẻ truyền thống và chuyển dịch sang các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện ích… Nếu như kết quả khảo sát năm 2016, tỷ lệ người tiêu dùng chọn mua sản phẩm ở chợ là 31%, đến năm 2017 giảm còn 11%, sang năm 2018 giảm còn 10%; tiệm tạp hóa nhỏ lẻ cũng đang xuất hiện xu hướng giảm từ 17% xuống còn 9%. Bởi về lâu dài, người tiêu dùng sẽ nhận thấy vấn đề liên quan đến chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được kiểm soát tốt hơn tại hệ thống kênh phân phối hiện đại. Chính vì thế, việc phát triển những dòng sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng trong hệ thống kênh phân phối hiện đại là rất cần thiết.