Một công đôi việc

Chế biến hạt điều một thời được ghi nhận là có công đầu trong việc giải quyết nhiều lao động thời vụ. Nhưng cũng vì thu hút nhiều lao động giản đơn, nên khi các ngành khác phát triển, lao động ngành điều bị hút sang các ngành khác, nhất là ngành may mặc. 2 năm 2007 và 2008 ngành chế biến hạt điều giảm khoảng 250.000 lao động trong tổng số 350.000 lao động…  Đã có thời kỳ nhà máy chế biến hạt điều phải ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng không phải vì thiếu thị trường mà do khan hiếm lao động.

Chế biến hạt điều một thời được ghi nhận là có công đầu trong việc giải quyết nhiều lao động thời vụ. Nhưng cũng vì thu hút nhiều lao động giản đơn, nên khi các ngành khác phát triển, lao động ngành điều bị hút sang các ngành khác, nhất là ngành may mặc. 2 năm 2007 và 2008 ngành chế biến hạt điều giảm khoảng 250.000 lao động trong tổng số 350.000 lao động…  Đã có thời kỳ nhà máy chế biến hạt điều phải ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng không phải vì thiếu thị trường mà do khan hiếm lao động.  

Ngành điều đã sớm đầu tư cho công nghiệp chế biến, nhưng cũng mới dừng lại ở mức bán thủ công. Tại hội thảo và chuyển giao công nghệ cắt, tách hạt điều, tổ chức ở tỉnh Đồng Nai, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, dự án KC.07.DA/06-10, là đề tài cấp nhà nước, triển khai từ 2006-2010 đã được Hội đồng khoa học cấp nhà nước đánh giá xuất sắc, thực tiễn và nhanh chóng đưa vào ứng dụng.

Theo đó, máy cắt hạt điều giảm tỷ lệ hạt bể từ trên 30% của nước ngoài xuống còn dưới 10% (lao động thủ công trên 10%), 1 máy có thể cắt 1.600 kg hạt/ca, tương đương 10-12 lao động. Giá máy khoảng 400 triệu đồng (nước ngoài là 200.000 USD với năng suất tương đương). Trong khi đó, máy bóc vỏ lụa, năng suất gần 1,6 tấn hạt/ca (nếu làm thủ công, 10kg/lao động), độ sạch trên 86,3%, tỷ lệ hạt vở dưới 13,7%. Giá 160 triệu đồng/máy (nước ngoài ít nhất 30.000 USD). Tất cả các chỉ tiêu trên đều cao hơn chỉ tiêu theo kế hoạch ban đầu. Vinacas sẽ chuyển giao công nghệ miễn phí cho các thành viên hiệp hội.

Theo ông Nguyễn Đức Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội hạt điều, ngoài máy nhận dạng màu sắc để phân loại hạt, những khâu khác như hấp hay chao dầu, tách hạt, bóc vỏ lụa, phân loại kích cỡ đã được các doanh nghiệp trong nước sản xuất khá tốt, vượt qua các chỉ tiêu kỹ thuật của máy nước ngoài sản xuất. Trên 50% số nhà máy chế biến hạt điều đã sử dụng máy bóc vỏ lụa thay con người được sản xuất trong nước.

Vinacas dự kiến trong 2-3 năm tới sẽ là 100% nhà máy sử dụng công nghệ trên. Dây chuyền chế biến hạt điều trong nước sản xuất giúp giảm được khoảng 50% - 60% lao động/mỗi dây chuyền. Cắt tách vỏ hạt điều là khâu quan trọng và tốn nhiều lao động nhất trong số khoảng 13 công đoạn của quy trình chế biến hạt điều. Đây cũng là khâu mà theo Vinacas cần phải tiếp tục cải tiến để hoàn chỉnh dây chuyền chế biến hạt điều sản xuất tại Việt Nam, nhằm tiến tới tự động hóa hoàn toàn và độ bền cơ giới lâu hơn.

Theo ông Huỳnh Lê Can, Giám đốc Công ty Tín Diệu, cho biết, nâng cao độ bền cơ giới là điều trong tầm tay nhưng cần thời gian để hoàn chỉnh thiết bị. Như vậy, với thành công này, bài toán về giải quyết vấn đề khan hiếm lao động tưởng đi vào bế tắc đã mở ra hướng đi cho ngành điều phát triển bền vững, bởi nó còn giải quyết bài toán về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (lao động thủ công không thể làm được), nâng cao chất lượng nhân điều xuất khẩu, qua đó nâng cao giá trị hạt điều trên thị trường thế giới, tiếp tục giữ vững vị trí xuất khẩu số 1 từ 4 năm nay.

ĐĂNG LÃM

Tin cùng chuyên mục