50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào; 35 năm ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt – Lào:

Một góc Việt trên đất Nam Lào

Kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5-9-1962 – 5-9-2012) và 35 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác giữa hai nước (18-7-1977 – 18-7-2012), nhiều hoạt động chính trị, văn hóa, du lịch, thể thao đã diễn ra trên cả hai đất nước Việt, Lào. Tại tỉnh Champasak, thủ phủ vùng Nam Lào và là nơi có đông người Việt sinh sống nhất (trên 5.000 người) đất Lào, phóng viên Báo Sài Gòn Giải Phóng điện tử đã ghi nhận hình ảnh về một xã hội Việt thu nhỏ trong lòng đất nước Triệu Voi hiền hòa, xinh đẹp.
Một góc Việt trên đất Nam Lào

Kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5-9-1962 – 5-9-2012) và 35 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác giữa hai nước (18-7-1977 – 18-7-2012), nhiều hoạt động chính trị, văn hóa, du lịch, thể thao đã diễn ra trên cả hai đất nước Việt, Lào. Tại tỉnh Champasak, thủ phủ vùng Nam Lào và là nơi có đông người Việt sinh sống nhất (trên 5.000 người) đất Lào, phóng viên Báo Sài Gòn Giải Phóng điện tử đã ghi nhận hình ảnh về một xã hội Việt thu nhỏ trong lòng đất nước Triệu Voi hiền hòa, xinh đẹp.

Tại Champasak, có 8 chi hội ở 8 xóm Việt kiều hoạt động dưới sự lãnh đạo của Hội Người Việt và Tổng Lãnh sự quán Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những ngày này, bà con lại hướng về Tổ quốc bằng cách thắp hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tại Champasak, có 8 chi hội ở 8 xóm Việt kiều hoạt động dưới sự lãnh đạo của Hội Người Việt và Tổng Lãnh sự quán Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những ngày này, bà con lại hướng về Tổ quốc bằng cách thắp hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hơn 5.000 người Việt ở Champasak (chưa kể lao động thời vụ những năm sau này sang) sống tập trung tại các xóm có những cái tên cũng “rất Việt” như Tân An, Nhà Đèn, Xóm Đá, Tân Phước, Sân Bay… Nổi tiếng nhất và là Việt kiều giàu nhất đất Lào có lẽ là nữ doanh nhân Đào Hương với thương hiệu nổi tiếng “Caphe Dao”. Ảnh chụp năm 2005. Ngôi biệt thự của bà Đào Hương, biểu tượng tự hào của người Việt xa xứ với khao khát cống hiến, vươn lên làm giàu. Ảnh chụp năm 2012. Và bên trong ngôi biệt thự Đào Hương
Ngôi biệt thự của bà Đào Hương, biểu tượng tự hào của người Việt xa xứ với khao khát cống hiến, vươn lên làm giàu. Ảnh chụp năm 2012.

Ngôi biệt thự của bà Đào Hương, biểu tượng tự hào của người Việt xa xứ với khao khát cống hiến, vươn lên làm giàu. Ảnh chụp năm 2012.

Và bên trong ngôi biệt thự Đào Hương

Và bên trong ngôi biệt thự Đào Hương

Để vơi nỗi nhớ quê hương, người Việt cũng làm bánh tráng. Trong ảnh là bà Nguyễn Thị Đạm, 78 tuổi, nguyên quán Quảng Bình, hiện ngụ tại Xóm Đá

Để vơi nỗi nhớ quê hương, người Việt cũng làm bánh tráng. Trong ảnh là bà Nguyễn Thị Đạm, 78 tuổi, nguyên quán Quảng Bình, hiện ngụ tại Xóm Đá

Và bún bò, bún chả, bún riêu…là những món ăn bình dân thuần Việt không thể thiếu tại các xóm Việt kiều

Và bún bò, bún chả, bún riêu…là những món ăn bình dân thuần Việt không thể thiếu tại các xóm Việt kiều

Hiện Champasak có một trường tiểu học mang tên Hữu Nghị do cộng đồng người Việt xây nên, đang giảng dạy cho 1200 học sinh từ mẫu giáo đến lớp Năm. Trong ảnh (chụp năm 2011) là nhà giáo Đặng Công Nhân, hiệu trưởng. Ông là công dân gốc Việt duy nhất tại Lào nhận Huân chương Lao động do Chính phủ Nước CHDCND Lào trao tặng. Thầy Nhân “khoe” có 6 học sinh là tiến sĩ, hiện công tác tại các cơ quan quan trọng của Lào

Hiện Champasak có một trường tiểu học mang tên Hữu Nghị do cộng đồng người Việt xây nên, đang giảng dạy cho 1200 học sinh từ mẫu giáo đến lớp Năm. Trong ảnh (chụp năm 2011) là nhà giáo Đặng Công Nhân, hiệu trưởng. Ông là công dân gốc Việt duy nhất tại Lào nhận Huân chương Lao động do Chính phủ Nước CHDCND Lào trao tặng. Thầy Nhân “khoe” có 6 học sinh là tiến sĩ, hiện công tác tại các cơ quan quan trọng của Lào

Một phụ nữ Việt khác cũng không kém nổi tiếng là cô Vậy (đứng), chủ quán cơm Cô Vậy chuyên phục vụ các món ăn Việt: thịt kho dưa giá, cà pháo mắm tôm, canh cua rau đay, chả giò, canh chua cá kho tộ…

Một phụ nữ Việt khác cũng không kém nổi tiếng là cô Vậy (đứng), chủ quán cơm Cô Vậy chuyên phục vụ các món ăn Việt: thịt kho dưa giá, cà pháo mắm tôm, canh cua rau đay, chả giò, canh chua cá kho tộ…

Công ty Cổ phần Cao su Việt-Lào thành lập đầu năm 2005, đến nay công ty đã có trong tay… 1700 hecta cao su trồng mới và một kế hoạch táo bạo chưa từng thấy trong lịch sử ngành cao su: đưa Champasak nói riêng và 4 tỉnh Nam Lào trở thành một “túi vàng trắng” với diện tích 50.000 hecta cao su, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động Việt, Lào. Trong ảnh là anh Nguyễn Văn Dũng –Trưởng Phòng Kế hoạch xây dựng cơ bản của công ty đang hướng dẫn công nhân Lào kỹ thuật chăm sóc cây con.

Công ty Cổ phần Cao su Việt-Lào thành lập đầu năm 2005, đến nay công ty đã có trong tay… 1700 hecta cao su trồng mới và một kế hoạch táo bạo chưa từng thấy trong lịch sử ngành cao su: đưa Champasak nói riêng và 4 tỉnh Nam Lào trở thành một “túi vàng trắng” với diện tích 50.000 hecta cao su, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động Việt, Lào. Trong ảnh là anh Nguyễn Văn Dũng –Trưởng Phòng Kế hoạch xây dựng cơ bản của công ty đang hướng dẫn công nhân Lào kỹ thuật chăm sóc cây con.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết về mối quan hệ trên như sau: Thương nhau mấy núi cũng trèo/Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua/Việt-Lào hai nước chúng ta/Tình sâu hơn nuớc Hồng Hà, Cửu Long. Và một giai đoạn mới tươi sáng đang mở ra cho hai dân tộc, hai đất nước Việt – Lào anh em!

Dương Minh Anh

Tin cùng chuyên mục