Cô Iris Lan (37 tuổi) quê ở tỉnh Sơn Đông, miền Bắc Trung Quốc, làm việc ở Thượng Hải. Nhà cô cách nơi làm việc 800km. 20 năm qua, năm nào cô cũng về quê ăn tết. 6 năm trước, cô thường tự lái xe về quê nhưng trong 2 năm gần đây, tàu cao tốc luôn là lựa chọn hàng đầu của Iris Lan. “Cách thức di chuyển có sự đổi khác, nhưng có một thứ không thay đổi là tôi sẽ về nhà đón tết cùng gia đình”, Iris Lan vui mừng chia sẻ khi sắp được sum họp gia đình sau 1 năm dài miệt mài với công việc.
Tuy nhiên, không phải ai cũng chọn cách đón tết như Iris Lan. Qi Kedong, đồng hương của Iris Lan, giám đốc quản lý nhân sự một công ty ở Bắc Kinh, lại chọn đi du lịch nước ngoài cùng vợ, con trong dịp tết. Qi Kedong cho hay thời tiết khắc nghiệt ở Sơn Đông, luôn ở mức dưới 00C trong suốt mùa đông, là một trong những nguyên nhân khiến anh ngại về quê. Giờ đây, thay vì gặp gỡ, thăm hỏi người thân mỗi dịp tết, Qi Kedong gọi điện chúc mừng năm mới, gửi quà tết và lì xì qua WeChat (ứng dụng tin nhắn trên smartphone).
Theo thống kê mới nhất của Học viện Du lịch Trung Quốc, số lượng người dân Trung Quốc đi du lịch dịp Tết Nguyên đán năm nay chạm mốc tới 6,5 triệu, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Có 66 quốc gia và vùng lãnh thổ được người dân Trung Quốc lựa chọn. Bên cạnh những điểm đến quen thuộc tại châu Á, nhiều cái tên mới lọt vào tốp địa điểm du lịch của du khách từ quốc gia đông dân nhất thế giới như Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) hay các nước Bắc Âu. Dù xu hướng đi du lịch nước ngoài trong dịp tết gia tăng nhưng Công ty lữ hành trực tuyến Tongcheng cho biết đó chỉ là thiểu số. Theo một khảo sát, 10 người được hỏi thì 7 người chọn đón tết cùng gia đình. Chỉ khoảng 13% cho biết họ có thể đi du lịch trong dịp nghỉ lễ này.
Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn như Iris Lan và Qi Kedong, được lựa chọn cách đón tết của riêng mình. Người đàn ông họ Gao, một lao động phổ thông ở tỉnh Hồ Nam, cho hay 2 năm nay, ông không dám về nhà vào dịp tết. Cùng với chi phí đi lại, tục lì xì đầu xuân, tặng quà cho người thân, trở thành gánh nặng đối với một người có thu nhập thấp như ông Gao. Theo một khảo sát của Đại học Sư phạm Hoa Trung ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, trung bình số tiền người dân Trung Quốc mua quà tặng gia đình vào khoảng 840 USD/năm, chiếm 16% khoản chi tiêu của hộ gia đình, chỉ xếp sau chi dùng cho thực phẩm. Và những người có hoàn cảnh khó khăn như ông Gao tại Trung Quốc không hiếm. Chính vì vậy, nhiều năm gần đây, khái niệm “trốn tết” đang trở nên phổ biến tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Có thể nói, những người như cô Iris Lan, anh Qi Kedong và ông Gao đã góp phần phác họa nên bức tranh “xuân vận” - cuộc di cư lớn nhất trên thế giới hàng năm - đầy màu sắc.
Tuy nhiên, không phải ai cũng chọn cách đón tết như Iris Lan. Qi Kedong, đồng hương của Iris Lan, giám đốc quản lý nhân sự một công ty ở Bắc Kinh, lại chọn đi du lịch nước ngoài cùng vợ, con trong dịp tết. Qi Kedong cho hay thời tiết khắc nghiệt ở Sơn Đông, luôn ở mức dưới 00C trong suốt mùa đông, là một trong những nguyên nhân khiến anh ngại về quê. Giờ đây, thay vì gặp gỡ, thăm hỏi người thân mỗi dịp tết, Qi Kedong gọi điện chúc mừng năm mới, gửi quà tết và lì xì qua WeChat (ứng dụng tin nhắn trên smartphone).
Theo thống kê mới nhất của Học viện Du lịch Trung Quốc, số lượng người dân Trung Quốc đi du lịch dịp Tết Nguyên đán năm nay chạm mốc tới 6,5 triệu, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Có 66 quốc gia và vùng lãnh thổ được người dân Trung Quốc lựa chọn. Bên cạnh những điểm đến quen thuộc tại châu Á, nhiều cái tên mới lọt vào tốp địa điểm du lịch của du khách từ quốc gia đông dân nhất thế giới như Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) hay các nước Bắc Âu. Dù xu hướng đi du lịch nước ngoài trong dịp tết gia tăng nhưng Công ty lữ hành trực tuyến Tongcheng cho biết đó chỉ là thiểu số. Theo một khảo sát, 10 người được hỏi thì 7 người chọn đón tết cùng gia đình. Chỉ khoảng 13% cho biết họ có thể đi du lịch trong dịp nghỉ lễ này.
Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn như Iris Lan và Qi Kedong, được lựa chọn cách đón tết của riêng mình. Người đàn ông họ Gao, một lao động phổ thông ở tỉnh Hồ Nam, cho hay 2 năm nay, ông không dám về nhà vào dịp tết. Cùng với chi phí đi lại, tục lì xì đầu xuân, tặng quà cho người thân, trở thành gánh nặng đối với một người có thu nhập thấp như ông Gao. Theo một khảo sát của Đại học Sư phạm Hoa Trung ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, trung bình số tiền người dân Trung Quốc mua quà tặng gia đình vào khoảng 840 USD/năm, chiếm 16% khoản chi tiêu của hộ gia đình, chỉ xếp sau chi dùng cho thực phẩm. Và những người có hoàn cảnh khó khăn như ông Gao tại Trung Quốc không hiếm. Chính vì vậy, nhiều năm gần đây, khái niệm “trốn tết” đang trở nên phổ biến tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Có thể nói, những người như cô Iris Lan, anh Qi Kedong và ông Gao đã góp phần phác họa nên bức tranh “xuân vận” - cuộc di cư lớn nhất trên thế giới hàng năm - đầy màu sắc.