Mỹ tiếp tục tung tiền kích thích kinh tế

Sáng sớm 22-9 theo giờ Việt Nam, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố kế hoạch “Operation Twist”, theo đó từ đầu tháng 10 cho đến cuối tháng 6-2012, FED sẽ bán 400 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ (có thời hạn dưới 3 năm) và dùng tiền đó để mua số lượng tương đương trái phiếu chính phủ dài hạn (từ 6 năm - 30 năm). Tuy nhiên, việc tung tiền mua vào trái phiếu chính phủ dài hạn nhằm vực dậy nền kinh tế đang sa sút và kích thích tăng trưởng của FED một lần nữa bị giới phân tích cho là hành động hết sức nguy hiểm.
Mỹ tiếp tục tung tiền kích thích kinh tế

Sáng sớm 22-9 theo giờ Việt Nam, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố kế hoạch “Operation Twist”, theo đó từ đầu tháng 10 cho đến cuối tháng 6-2012, FED sẽ bán 400 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ (có thời hạn dưới 3 năm) và dùng tiền đó để mua số lượng tương đương trái phiếu chính phủ dài hạn (từ 6 năm - 30 năm). Tuy nhiên, việc tung tiền mua vào trái phiếu chính phủ dài hạn nhằm vực dậy nền kinh tế đang sa sút và kích thích tăng trưởng của FED một lần nữa bị giới phân tích cho là hành động hết sức nguy hiểm.

  • Hạ lãi suất, kích thích chi tiêu

Bất chấp sự phản đối của một số thành viên thuộc Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC), việc FED vẫn quyết định tung ra gói kích thích 400 tỷ USD cho thấy tổ chức này hết sức lo lắng về thực trạng kinh tế Mỹ khi các chỉ số kinh tế gần đây tiếp tục thể hiện sự đình trệ của nền kinh tế lớn nhất thế giới, phản ánh rõ qua tình trạng thất nghiệp vẫn ở mức cao trên 9% và thị trường nhà đất vẫn ảm đạm. Kế hoạch của FED nhằm hạ thấp lãi suất để khuyến khích người tiêu dùng, doanh nghiệp vay và chi tiêu, củng cố thị trường nhà đất.

Tuy nhiên, theo AP, lãi suất ở Mỹ đã thấp nhất trong lịch sử. Hiện người Mỹ cảm thấy bất an trước tương lai nên có thể không muốn vay thêm nợ dù lãi suất rất thấp. Nhiều người cũng cho rằng không có lý do gì để nhảy vào thị trường nhà đất khi giá đang rơi tự do. Những người thất nghiệp thì mặc nhiên không thể vay tín dụng.

Giới đầu tư Mỹ phản ứng thận trọng khi FED công bố gói kích thích 400 tỷ USD ngày 22-9.

Giới đầu tư Mỹ phản ứng thận trọng khi FED công bố gói kích thích 400 tỷ USD ngày 22-9.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng chính sách của FED là một sự thất bại vì quy mô quá nhỏ nên khó có thể đem lại tác động lớn. Trong thập kỷ 1960, FED đã từng áp dụng chính sách này với tên gọi “Operation Nudge” sau đổi thành “Operation Twist”. Tổng giá trị của chương trình “Operation Twist” vào thời điểm đó là 8,8 tỷ USD, tương đương 1,7% GDP. Còn giá trị của chương trình lần này tương đương gần 2,7% GDP.

Động thái này có thể không tạo ra hiệu quả lớn, ngay cả khi hạ lãi suất dài hạn. Mặt khác, FED có thể bị thua lỗ do lãi suất trái phiếu chính phủ dài hạn có thể tăng cao hơn vì lạm phát, qua đó làm giảm lợi nhuận từ số trái phiếu này.

Trong khi đó, do lãi suất thấp dòng tiền ra khỏi Mỹ có thể diễn ra mạnh hơn khi lãi suất dài hạn tại các thị trường bên ngoài (như các thị trường mới nổi) cao hơn nhiều. Điều này càng hỗ trợ cho cái gọi là chiến lược dìm giá USD xuống để có lợi kép, tăng lợi thế cạnh tranh thương mại và các quốc gia khác lại phải đau đầu.

  • Thế giới thất vọng

Hàng loạt tờ báo lớn đưa tin quyết định của FED đã làm thế giới thất vọng. Thị trường phản ứng tiêu cực tức thì. Chỉ số Dow Jones mất 20 điểm trước khi FED tuyên bố và sau đó mất thêm 283 điểm, tương đương 2,5%, đóng cửa ở mức 11.124 trong khi đầu năm nay chỉ số này là 13.000. S&P mất 2,94%, Nasdaq mất 2,1%. Tại châu Á và châu Âu, hàng loạt thị trường chứng khoán cũng giảm điểm mạnh.

Thế nhưng đồng USD lại tăng giá so với các đồng tiền ở châu Á vì nhà đầu tư thấy đồng tiền này an toàn hơn so với đồng tiền nội địa do những ảnh hưởng từ quyết định của FED lên thị trường châu Á, dẫn đến việc bán vàng ra. Giá vàng đã giảm xuống dưới mức 1.800 USD/ounce.

Liên quan đến thâm hụt ngân sách Mỹ, trong tối 21-9, Hạ viện Mỹ đã bất ngờ bác bỏ dự luật tiếp tục cấp tiền cho chính phủ nước này sau ngày 30-9. Như vậy có khả năng một số cơ quan của chính phủ có thể sẽ phải tạm ngừng hoạt động.

Trong lúc này, uy tín của nước Mỹ một lần nữa bị ảnh hưởng khi hãng xếp hạng tín dụng Moody’s vừa thông báo hạ mức tín nhiệm đối với ba ngân hàng lớn của Mỹ là Bank of America, Wells Fargo và Citigroup vì cho rằng những thể chế này sẽ khó có thể được Chính phủ Mỹ cứu trợ như trước đây nếu rơi vào tình trạng bất ổn. 

HẠNH CHI

Tin cùng chuyên mục