Nga củng cố đối tác chiến lược tại Mỹ Latinh

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 20-2 đã bắt đầu chuyến công du Brazil và Cuba nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị và thúc đẩy hợp tác thương mại song phương, cũng như tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực chủ chốt như năng lượng và điện. Các hoạt động thúc đẩy hợp tác giúp Nga thực hiện chiến lược tăng cường sự hiện diện tại Mỹ Latinh, “lấp đầy” khoảng trống có từ thời Chiến tranh lạnh tại khu vực vốn được cho là sân sau của Mỹ.
Nga củng cố đối tác chiến lược tại Mỹ Latinh

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 20-2 đã bắt đầu chuyến công du Brazil và Cuba nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị và thúc đẩy hợp tác thương mại song phương, cũng như tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực chủ chốt như năng lượng và điện. Các hoạt động thúc đẩy hợp tác giúp Nga thực hiện chiến lược tăng cường sự hiện diện tại Mỹ Latinh, “lấp đầy” khoảng trống có từ thời Chiến tranh lạnh tại khu vực vốn được cho là sân sau của Mỹ.

  • Từ đối tác chiến lược

Ngày 22-2, truyền hình Cuba đưa tin: “Chủ tịch Cuba Raul Castro và Thủ tướng Nga D.Medvedev đã có cuộc gặp thân mật điểm lại mối quan hệ song phương và tái khẳng định lập trường chính trị nhằm tiếp tục củng cố quan hệ trong lĩnh vực đầu tư, thương mại, năng lượng, du lịch, y tế, giáo dục, khoa học và văn hóa.

Chủ tịch Cuba Raul Castro (phải) và Thủ tướng Nga D.Medvedev.

Chủ tịch Cuba Raul Castro (phải) và Thủ tướng Nga D.Medvedev.

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thương mại Nga Denis Manturov cho biết, theo kết quả ký kết các văn bản trong chuyến thăm của Thủ tướng Dmitry Medvedev, Cuba sẽ mua thiết bị hàng không của Nga với tổng trị giá 650 triệu USD, trong đó mua 3 chiếc máy bay Antonov AN-158, dự kiến được giao hàng vào tháng 3, 6 và 8 năm nay.

Thỏa thuận thứ hai là về việc cung cấp 2 máy bay Tu-204 và IL-96, được tái thiết kế từ máy bay vận tải thành máy bay chở hành khách. Tổng cộng hai bên đã ký 10 thỏa thuận song phương nhằm thúc đẩy đa dạng hóa thương mại và các dự án năng lượng, dược phẩm và công nghiệp chung giữa hai nước, trong đó có các văn kiện hợp tác về nghiên cứu khoảng không vũ trụ, y học, khoa học - công nghệ, thủy điện. Ngoài ra, Nga sẽ xóa 30 tỷ USD - một phần trong khoản nợ của Cuba từ thời Chiến tranh lạnh - đồng thời sẽ tái cấp vốn thời hạn 10 năm cho Cuba với số tiền nợ còn lại.

Theo các số liệu mới nhất, Nga hiện là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Cuba với kim ngạch trao đổi thương mại đạt 224 triệu USD trong năm 2011 và đến hết năm 2012, con số này đã tăng lên trên 300 triệu USD.

  • Đến lợi ích ở Mỹ Latinh

Trước khi đến Cuba, Thủ tướng D.Medvedev cũng đã đến Brazil, tham dự kỳ họp lần thứ VI Ủy ban Hợp tác cấp cao Nga - Brazil. Bên cạnh mối quan tâm về hợp tác song phương trên lĩnh vực giáo dục, quân sự, đề tài thảo luận chủ yếu trong chuyến đi này là triển vọng hợp tác năng lượng giữa hai nước. Hiện 2 nước đang đàm phán để Nga tham gia xây dựng 5 nhà máy thủy điện mới tại quốc gia Nam Mỹ này. Ngoài ra, việc Rio de Janeiro cũng đang lên kế hoạch dài hạn về phát triển năng lượng nguyên tử tạo điều kiện để các công ty Nga tham gia thiết kế, xây dựng và cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho các nhà máy này của Brazil. Rio de Janeiro cũng đã tuyên bố sẵn sàng tạo điều kiện để các công ty năng lượng của Nga hiện diện trên lãnh thổ và cam kết tăng hạn ngạch nhập khẩu lúa mì từ Nga.

5 năm sau chuyến công du Venezuela, Cuba (tháng 11-2008) nhằm tái khởi động mối quan hệ với các đồng minh từ thời Chiến tranh lạnh, Thủ tướng Nga D.Medvedev thực hiện chuyến thăm Brazil và Cuba với nỗ lực củng cố vị thế của Mátxcơva tại Mỹ Latinh. Nga cũng cho thấy sự sẵn sàng đầu tư ngay cả vào những lĩnh vực nhạy cảm nhưng mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ như dầu khí. Mới đây, Công ty dầu mỏ Zarubezhneft của Nga tuyên bố đến năm 2025 sẽ đầu tư 100 triệu USD vào Cuba. Với trữ lượng dầu mỏ của Cuba ước tính vào khoảng 20 tỷ thùng, kế hoạch đầu tư của người Nga sẽ mang lại lợi ích khổng lồ cho cả Nga và Cuba.

Sự trở lại Nam Mỹ lần này của ông Medvedev cũng là thông điệp cho thấy Mátxcơva muốn bảo đảm các lợi ích của mình tại Mỹ Latinh. Lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba hàng thập niên qua đã trao cơ hội cho Nga lấp đầy “lỗ hổng kinh tế” do chính Mỹ tạo ra. Mối quan hệ, đặc biệt là về kinh tế giữa Nga và Cuba, Brazil hay Ecuador mới đây lại đang phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong từng năm qua. 

HẠNH CHI (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục