Ngày hè, coi chừng tai nạn thương tích ở trẻ

Không chỉ phổ biến đuối nước thương tâm, bị điện giật chết khi thả diều vướng vào dây điện cao thế, nhiều thương tích khác cũng đang rình rập trẻ em trong những ngày nghỉ hè ở nhà hoặc dã ngoại, bắt nguồn từ sự lơ đễnh, thiếu quan tâm của người lớn. Trong khi đó, cũng có một số tai nạn thương tích được ghi nhận như uống nhầm thuốc, điện giật, bỏng nước sôi, tai nạn giao thông…
Ngày hè, coi chừng tai nạn thương tích ở trẻ

Không chỉ phổ biến đuối nước thương tâm, bị điện giật chết khi thả diều vướng vào dây điện cao thế, nhiều thương tích khác cũng đang rình rập trẻ em trong những ngày nghỉ hè ở nhà hoặc dã ngoại, bắt nguồn từ sự lơ đễnh, thiếu quan tâm của người lớn. Trong khi đó, cũng có một số tai nạn thương tích được ghi nhận như uống nhầm thuốc, điện giật, bỏng nước sôi, tai nạn giao thông…

Ngày hè, coi chừng tai nạn thương tích ở trẻ ảnh 1

Nhiều sân chơi của trẻ còn đầy dẫy mối nguy cơ tai nạn



Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM vừa cứu sống bé gái V.N.N.H. (15 tháng tuổi, ngụ huyện Hóc Môn TPHCM) bị điện giật bất tỉnh. Trước đó, bé H. chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu trong tình trạng tím tái, co gồng toàn thân, lòng bàn tay trái bị bỏng điện cháy sém. Qua siêu âm não, chụp CT-scan không thấy máu tụ nội sọ do chấn thương đầu. Ngay lập tức bé được được hỗ trợ hô hấp, điều trị chống co giật, chống phù não, kháng sinh điều trị viêm phổi, vật lý trị liệu hô hấp, vận động, dinh dưỡng qua ống thông dạ dày, cắt lọc hoại tử vết thương phỏng. Đến nay, bé đã được cứu sống, tình trạng sức khỏe dần cải thiện… Qua tìm hiểu được biết, trời nắng nóng, mẹ bé đang mở quạt thì bé chập chững tiến tới thọc tay vào ổ điện nên bị giật bất tỉnh. Cũng tại Bệnh viện Nhi đồng 1, vừa cấp cứu thành công cho bé V.T.A. (4 tuổi) bị lún sọ, gãy đùi do bị xe máy tông phải trong lúc tự băng qua đường không có sự giám sát của người lớn. Bé A. băng qua đường nhưng thiếu sự dẫn dắt của người lớn nên bị xe gắn máy tông phải, té đập đầu xuống mặt đường.

Theo TS-BS Nguyễn Minh Tiến, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1, đã bước sang hè và nhiều trẻ em đã bị tai nạn thương tích đáng tiếc do sự thiếu quan tâm và bất cẩn của các bậc phụ huynh, những tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ cũng gia tăng. Ngoài đuối nước, TS Nguyễn Minh Tiến lưu ý các tai nạn như té do leo cây, ngộ độc thuốc, bỏng… Trong đó, phổ biến nạn nhân là trẻ ở độ từ 5 - 10 tuổi. Theo Sở Y tế TPHCM, mỗi năm tai nạn thương tích cướp đi sinh mạng khoảng 250 - 300 trẻ em trong độ tuổi từ 1 - 14. Trong đó, có nhiều tai nạn đau lòng chỉ vì một phút thiếu quan tâm của người nhà. Đặc biệt, các tai nạn thường gia tăng vào mùa hè, thời điểm hầu hết trẻ ở nhà chơi, người lớn đi làm hoặc bất cẩn…

Qua những vụ tai nạn thương tích ở trẻ, TS Nguyễn Minh Tiến khuyến cáo các bậc phụ huynh nên chú ý trông nom các bé nhỏ cẩn thận, tuyệt đối không để trẻ nhỏ chơi một mình mà không có sự giám sát của người lớn. Khi chở bé bằng xe gắn máy, phải thắt dây đai an toàn. Với những em lớn tuổi, cần được hướng dẫn tuân thủ các quy định về an toàn giao thông, đi đúng phần đường dành cho người đi bộ mỗi khi qua đường để tránh những tai nạn đáng tiếc.

GIA PHÚ

Tin cùng chuyên mục