Người trọn vẹn vì nhân dân

Thứ bảy, dù là ngày nghỉ, song NSƯT Lê Chức, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, vẫn đến văn phòng từ rất sớm, bởi lẽ ngoài việc sửa soạn đèn, nhang, hoa quả thắp hương trên bàn thờ Phật trong ngày đầu tháng, ông còn làm một việc mà với ông cũng vô cùng linh thiêng, ý nghĩa đó là soạn sửa một góc riêng trang trọng trong phòng làm việc dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trầm hương nghi ngút, ánh mắt ngân ngấn lệ, NSƯT Lê Chức đã không giấu nổi cảm giác bàng hoàng, mất mát, hụt hẫng.
Người trọn vẹn vì nhân dân

Thứ bảy, dù là ngày nghỉ, song NSƯT Lê Chức, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, vẫn đến văn phòng từ rất sớm, bởi lẽ ngoài việc sửa soạn đèn, nhang, hoa quả thắp hương trên bàn thờ Phật trong ngày đầu tháng, ông còn làm một việc mà với ông cũng vô cùng linh thiêng, ý nghĩa đó là soạn sửa một góc riêng trang trọng trong phòng làm việc dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trầm hương nghi ngút, ánh mắt ngân ngấn lệ, NSƯT Lê Chức đã không giấu nổi cảm giác bàng hoàng, mất mát, hụt hẫng.

NSƯT Lê Chức tâm sự, cho đến nay Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn được coi là một trong những tài năng quân sự lỗi lạc. Với chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, với tầm nhìn chiến lược, với trí tuệ sắc sảo, tên ông đã được ghi danh trong các từ điển quân sự, trong bách khoa thư của nhiều nước trên thế giới bằng những dòng trang trọng, làm nên vinh dự cho dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử quân sự thế giới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một hiện tượng đặc biệt. Vị Tổng tư lệnh quân đội Việt Nam là vị tướng người châu Á được các sử gia và các nhà bình luận quân sự phương Tây nhắc đến nhiều nhất từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những người hiếm hoi góp phần thay đổi dòng chảy của lịch sử Việt Nam. Sau khi đánh bại quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ (1954), trong suốt thời kỳ 1964 – 1972, Đại tướng chính là người gây nhiều khó khăn cho quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam và nhận định chính xác thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước năm 1975.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với văn nghệ sĩ cựu chiến binh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với văn nghệ sĩ cựu chiến binh.

Với NSƯT Lê Chức, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một tượng đài, là sự hiện hữu của tinh hoa văn hóa dân tộc, là tấm lòng quả cảm vì nhân dân mà hơn thế, những câu chuyện, những kỷ niệm được trò chuyện với ông đã đi theo nghệ sĩ thật sâu đậm. NSƯT Lê Chức nhớ lại: “Năm 1989 sau khi học tập ở nước ngoài trở về, tôi được mời dựng kịch bản Lôi Vũ - Tào Ngu, bản của dịch giả Đặng Thai Mai, vì thế chúng tôi đã mời hai ông bà tới xem với tư cách là gia đình của dịch giả. Buổi diễn hôm ấy để lại nhiều cảm xúc cho tôi và ê kíp, khi cả hai ông bà Võ Nguyên Giáp đã tới và theo dõi chăm chú dưới hàng ghế khán tại rạp Hồng Hà. Sau buổi diễn, nhờ sự kết nối của một số người, chúng tôi đã được diện kiến hai ông bà Võ Nguyên Giáp ở nhà riêng. Bức hình “Vinh hạnh được ở bên Đại tướng”- lưu lại hình ảnh của tôi bên ông lúc đó đã được ghi lại từ chính cuộc gặp gỡ cơ duyên này. Từ đó đến nay, tấm hình ấy đã theo tôi trong suốt chặng đường sự nghiệp như một sự khích lệ vươn lên, cống hiến và đó chính là lý do tấm hình này xuất hiện trang trọng trong mỗi cuốn sách mà tôi đã viết”.

NSƯT Lê Chức tâm sự: Trong Đại tướng Võ Nguyên Giáp là linh hồn của đất nước, linh hồn của quân đội, của những chiến thắng. Và ta phải biện chứng ở chỗ, cả những nỗi đau mà ông phải gánh, phải chịu những điều tiếng… Hôm nay, trong lòng tôi nhiều việc tự dẹp lại bởi lẽ tôi không còn cảm giác, cảm hứng ngoài tâm trạng bàng hoàng đang bao phủ khi hay tin xấu rằng đất nước, dân tộc, nhân loại vừa mất đi một CON NGƯỜI mang tố chất đẹp đẽ nhất của một con người khi vượt lên trên mọi sự việc, quan niệm, để trọn vẹn vì nhân dân.

Năm 2004, khi tham gia làm lễ hội Điện Biên, tôi đã cầu mong Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở đó và ông đã có mặt. Năm 2014, chúng ta cũng sẽ làm một lễ kỷ niệm lớn về Điện Biên Phủ. Trong lòng tôi ước giá như Đại tướng có thể lên được với Điện Biên thêm một lần nữa nhưng giờ ông đã ra đi. Với tôi, ông đã hiển Thánh. Tôi dùng chữ ông hiển Thánh, bởi ông có “mất” thì cũng không mất trong lòng chúng ta. Tôi tin cái chết thì dành cho tất cả mọi người, không trừ một ai nhưng cái chết bất tử như ông thì không dành cho nhiều người”.

THU HÀ

Tin cùng chuyên mục