Nguồn nhân lực - Giải pháp đột phá

Trong cuộc họp báo sau Đại hội XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Cả nhiệm kỳ sẽ ưu tiên vào 3 đột phá: hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực và thể chế”. Là những cán bộ lớn tuổi, chúng tôi rất mong toàn Đảng - trong đó có Đảng bộ TPHCM, sẽ chọn đột phá về nguồn nhân lực, làm giải pháp đột phá tối ưu, để tạo nền tảng vững chắc trong thực hiện tốt nghị quyết - chủ trương chung của Đảng.

Trong cuộc họp báo sau Đại hội XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Cả nhiệm kỳ sẽ ưu tiên vào 3 đột phá: hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực và thể chế”. Là những cán bộ lớn tuổi, chúng tôi rất mong toàn Đảng - trong đó có Đảng bộ TPHCM, sẽ chọn đột phá về nguồn nhân lực, làm giải pháp đột phá tối ưu, để tạo nền tảng vững chắc trong thực hiện tốt nghị quyết - chủ trương chung của Đảng.

Tôi rất tâm đắc về thắng lợi chiều sâu của Đại hội lần thứ XI của Đảng. Đại hội XI đã phát huy cao trí tuệ, đề ra mục tiêu 5 năm tới “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Bộ máy lãnh đạo cao nhất của Đảng đã có. Chủ trương đường lối cũng đã có. Vấn đề còn lại quan trọng sau đại hội là phải làm sao có nhiều giải pháp hữu hiệu để Nghị quyết Đại hội XI trở thành hiện thực.

Theo tôi, một trong những giải pháp chủ yếu nhất là phải đặc biệt tập trung thực hiện tốt việc chăm lo nguồn lực con người - sử dụng tốt đội ngũ cán bộ, như Bác Hồ đã từng chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.

Từ khi có Đảng đến nay, Đảng đã luôn chăm lo công tác cán bộ, xây dựng được một đội ngũ cán bộ hùng hậu “tận trung với Đảng - tận hiếu với dân”, cùng dốc sức đưa Việt Nam vượt qua thời kỳ bao cấp, đưa sự nghiệp đổi mới không ngừng phát triển vượt lên. Nhưng bên cạnh công tác cán bộ, việc tạo nguồn nhân lực vẫn còn nhiều nỗi phải lo toan, có cán bộ hư hỏng phải bị kỷ luật, bị tù tội, ảnh hưởng xấu đến sức chiến đấu chung của Đảng.

Vì vậy, để làm tốt công tác cán bộ, chăm lo tốt nguồn nhân lực thì cần có sự cộng lực quyết liệt cả từ hai phía: phía Đảng lãnh đạo và phía cá nhân từng người - từng cán bộ.

Về phía Đảng lãnh đạo: Trên nền tảng 7 nhiệm vụ trọng tâm và ngoài các giải pháp theo Nghị quyết Đại hội XI như thực hiện kỷ luật nghiêm ngặt trong Đảng, chống tham nhũng, tiêu cực quyết liệt, chặn đứng đà suy thoái, tôi đề xuất TƯ Đảng cần chỉ đạo nhà nước khẩn trương thể chế hóa Nghị quyết Đảng bằng các chương trình, kế hoạch, chính sách đãi ngộ, chăm lo cụ thể, nhằm sử dụng tốt đội ngũ cán bộ hiện có và thu hút các nguồn cán bộ trẻ - trong đó, thực hiện tốt nhiệm vụ thứ 5 theo Nghị quyết Đại hội XI: “Đổi mới quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, khắc phục tình trạng bất hợp lý hiện nay”. Có chăm lo công bằng hơn thu nhập thì đội ngũ cán bộ, công chức các cấp mới yên tâm công tác, không nháp nhúa, quơ quào, tiêu cực, hết lòng chăm lo việc chung và mới thu hút được nhân tài.

TPHCM với vị trí là một thành phố lớn, trung tâm nhiều mặt của cả nước, tôi đề xuất Thành ủy cũng cần đặc biệt xem công tác cán bộ - chăm lo nguồn nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu, là xuất phát điểm của các chương trình trọng điểm, để sử dụng tốt đội ngũ cán bộ hiện có và bổ sung nguồn nhân lực trẻ, giỏi, tránh tình trạng hắt hủi nhân tài, trong đó cần thực hiện tốt quy trình công tác cán bộ từ khâu phát hiện, đào tạo, giao việc, quy hoạch, bố trí, luân chuyển cán bộ.

Qua đó, tôi rất hoan nghênh Thành ủy đã có chương trình đào tạo 300 thạc sĩ, tiến sĩ. Gần đây, Thành ủy đã tiếp tục có chương trình về quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo - quản lý, xuất thân từ công nhân và trong năm 2011, Ban Tổ chức Thành ủy sẽ tuyển chọn ít nhất 100 công nhân trực tiếp sản xuất, cán bộ công đoàn, Đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp và sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành kinh tế kỹ thuật để đào tạo theo chương trình của Thành ủy. Tôi cho đây là những chủ trương, chính sách rất tốt trong công tác cán bộ, tạo nguồn nhân lực mới.

Về phía cá nhân từng cán bộ, từng người: Cần luôn tâm niệm thực hiện tốt 4 chữ “tu thân - tề gia”, luôn tự nghiêm khắc với chính mình và gia đình mình theo kiểu “sáng rửa mặt - tối rửa lòng”, nếu không, chỉ một phút lơi lỏng là ta sẽ rơi vào sa ngã.

“Cán bộ thời chiến phải gan - thời này phải giỏi”! Đặc biệt cán bộ công tác - làm việc ở TPHCM, một TP trẻ đầy tính năng động, đầy tính vượt trội, cũng phải thật giỏi, có kế hoạch tự học tập đàng hoàng - không theo kiểu mua bán bằng cấp, để có kiến thức thực sự, bắt kịp và vượt cao hơn mặt bằng tri thức cán bộ chung của các tỉnh. Nói chung, mỗi cán bộ TP phải vừa có cái đức, cái tâm, cái tầm theo gương Bác Hồ, để đáp ứng tốt cho nhiệm vụ đổi mới toàn diện của TP trong quá trình phát triển

VÕ VĂN LIÊM Nguyên Bí thư Huyện uỷ Hóc Môn 

Bài 3: Tiền lương phải là động lực

Tin cùng chuyên mục