Trong đó, tỉnh Kiên Giang không có BS chuyên ngành lao, 5 tỉnh không có BS chuyên ngành giải phẫu bệnh để phục vụ cho khoa Ung bướu của bệnh viện tỉnh”. Đây là thông tin báo động về tình trạng thiếu BS chuyên ngành hiếm tại Hội nghị Đào tạo nhân lực y tế vùng ĐBSCL năm 2017, được Trường ĐH Y Dược Cần Thơ và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức ngày 1-8.
Đại diện lãnh đạo ngành y tế trong vùng đã đánh giá cao sự đóng góp của việc đào tạo BS theo địa chỉ, đồng thời kiến nghị tiếp tục duy trì việc đào tạo liên thông để bổ sung và duy trì nguồn nhân lực y tế trong vùng. Năm 2017, Trường ĐH Y Dược Cần Thơ đã đào tạo 1.060 BS, dược sĩ (DS), cử nhân, trong đó tập trung các ngành: y đa khoa, dược, xét nghiệm…
Đại diện lãnh đạo ngành y tế trong vùng đã đánh giá cao sự đóng góp của việc đào tạo BS theo địa chỉ, đồng thời kiến nghị tiếp tục duy trì việc đào tạo liên thông để bổ sung và duy trì nguồn nhân lực y tế trong vùng. Năm 2017, Trường ĐH Y Dược Cần Thơ đã đào tạo 1.060 BS, dược sĩ (DS), cử nhân, trong đó tập trung các ngành: y đa khoa, dược, xét nghiệm…
Theo đó, bình quân toàn vùng năm 2016 là 6,64 BS/vạn dân, 1,03 DS/vạn dân đã tăng lên 7,2 BS/vạn dân 1,22 DS/vạn dân. Dự kiến đến năm 2020, số BS, DS/vạn dân khoảng 9 BS và 2 DS ở khu vực ĐBSCL. Năm 2017, trường ĐH Y Dược Cần Thơ được giao đào tạo 1.300 chỉ tiêu, trong đó có 410 chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ sử dụng.
Đáng lo ngại là 5 chuyên ngành hiếm (lao, phong, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y) đang có nguy cơ thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng.
Đáng lo ngại là 5 chuyên ngành hiếm (lao, phong, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y) đang có nguy cơ thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng.